Rối loạn não, tổn thương thần kinh do… hạt bụi

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới cho thấy, các phần tử độc hại trong không khí ô nhiễm có thể được đưa từ phổi đến não qua đường máu. Từ đó, gây rối loạn não và tổn thương thần kinh.

Vật chất dạng hạt (PM, đặc biệt là các hạt mịn như PM2.5 và PM0.1), là yếu tố đáng lo ngại nhất.
Vật chất dạng hạt (PM, đặc biệt là các hạt mịn như PM2.5 và PM0.1), là yếu tố đáng lo ngại nhất.

Các nhà khoa học đã phát hiện con đường trực tiếp xâm nhập vào não của các hạt mịn. Chúng được hít vào và di chuyển thông qua tuần hoàn máu.

Nhiều dấu hiệu cho thấy, các hạt sẽ lưu lại trong não lâu hơn so với các cơ quan trao đổi chất chính khác. Nhóm chuyên gia quốc tế từ Trường Đại học Birmingham và các tổ chức nghiên cứu ở Trung Quốc đã công bố kết quả trên tạp chí PNAS.

Các nhà khoa học tiết lộ đã tìm thấy nhiều hạt nhỏ khác nhau trong dịch não tủy của con người. Dịch não tủy được lấy từ những bệnh nhân bị rối loạn não.

Đồng tác giả, Giáo sư Iseult Lynch, từ Trường Đại học Birmingham, nhận xét: “Có những lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta xung quanh tác hại của các hạt mịn ở không khí đối với hệ thần kinh trung ương. Công trình này làm sáng tỏ mối liên hệ giữa việc hít phải các hạt và cách chúng sau đó di chuyển xung quanh cơ thể”.

Theo Giáo sư Lynch, dữ liệu cho thấy, các hạt mịn có thể đến não từ phổi bằng cách di chuyển qua dòng máu. Khả năng này cao gấp 8 lần so với việc đi trực tiếp qua mũi. Đây được coi là bằng chứng mới về mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và tác hại của các hạt bụi với não.

Ô nhiễm không khí là một hỗn hợp của nhiều thành phần độc hại. Trong đó, vật chất dạng hạt (PM, đặc biệt là các hạt mịn như PM2.5 và PM0.1), là yếu tố đáng lo ngại nhất.

Các hạt này có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, các hạt siêu mịn có thể “xuyên thủng” hệ thống bảo vệ của cơ thể, bao gồm tế bào miễn dịch trọng điểm và các hàng rào sinh học.

Các bằng chứng gần đây đã tiết lộ mối liên hệ mật thiết giữa mức độ ô nhiễm không khí cao và chứng viêm thần kinh rõ rệt, những thay đổi giống như bệnh Alzheimer và các vấn đề nhận thức ở người lớn tuổi, thậm chí là cả trẻ em.

Các nhà khoa học phát hiện, những hạt này khi được hít vào có thể đi vào máu sau khi vượt qua hàng rào máu - không khí. Cuối cùng, chúng di chuyển đến não, dẫn đến tổn thương hàng rào máu não và các mô xung quanh. Các hạt tồn tại lâu hơn trong não so với khi ở cơ quan khác.

Phát hiện này cung cấp bằng chứng mới về rủi ro từ ô nhiễm dạng hạt đối với hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến nghị, cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về cơ chế của cách các hạt mịn xung quanh xâm nhập vào não.

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.