Nguyên nhân chính gây rối loạn cương dương:
- Giảm nội tiết tố testosteron trong máu, testosteron giảm khiến mức độ ham muốn cũng bị giảm theo.
- Do tổn thương thần kinh, viêm dây thần kinh, nhiễm độc thần kinh hay bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng tới chức năng điều khiển của não xuống dương vật.
- Rối loạn sự vận chuyển của mạch máu khiến dương vật không được cung cấp đủ “dinh dưỡng”.
- Chấn động tâm lý: Tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ khiến rối loạn cương dương, nếu một người bị chấn động tâm lý hoặc bị ám ảnh nặng nề bởi một việc nào đó trong quá khứ ảnh hưởng tới dương vật khiến khả năng cương dương bị rối loạn, bất lực.
Triệu chứng của rối loạn cương dương là gì?
- Dương vật mềm, không có khả năng cương cứng khi ham muốn, không có khả năng giao hợp.
- Vẫn có ham muốn nhưng dương vật không thể cương cứng được.
- Dương vật cương cứng không đúng lúc, lúc cần thì không cương, không cần thì lại cương.
- Dương vật cương cứng được nhưng nhanh chóng bị mềm và làm mất dần cảm hứng.
- Tinh hoàn nhỏ hơn bình thường.
- Xuất tinh sớm.
Cần làm gì khi bị rối loạn cương dương?
Theo Healthcentral, muốn cải thiện tình trạng rối loạn cương dương, cần thay đổi lối sống thông qua chế độ ăn uống bằng cách tăng cường các thức ăn bổ dương như: thịt bò, hải sản, thịt dê, rau xanh và trái cây... Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
Thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe bản thân, loại bỏ các yếu tố căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, tự tin… có thể giúp làm giảm các triệu chứng của rối loạn cương dương.
Khi bị rối loạn cương dương, cần trao đổi thẳng thắn với đối tác để họ hiểu và thông cảm, từ đó cùng nhau tìm cách khắc phục thay vì tạo áp lực sẽ khiến sự lo lắng tăng thêm.
Có thể tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ khi tình trạng kéo dài và không thể khắc phục để được xác định rõ nguyên nhân, từ đó có kế hoạch điều trị sớm.