Robot Nhật Bản tiếp tục thách thức Covid-19

Tình trạng suy giảm dân số và thiếu hụt lao động đang hình thành nhu cầu tự nhiên cho việc tự động hóa. Theo World Robotics - Báo cáo Robot Công nghiệp 2018, Nhật Bản hiện là nhà cung cấp robot công nghiệp hàng đầu thế giới.

Cũng như ở các quốc gia khác, Covid-19 đã dẫn đến sự gia tăng đột biến về số lượng các đơn đặt hàng trực tuyến, bởi người tiêu dùng Nhật Bản sợ phải tiếp xúc với các nguy cơ nhiễm bệnh đường hô hấp. Các chuỗi nhà hàng như

Dominoes và Pizza Hut đang cung cấp dịch vụ giao hàng không tiếp xúc, trong khi Nike Nhật Bản và Rakuten tăng gấp đôi tự động hóa tại các kho.

Những công ty khác đang tăng cường đặt hàng robot công nghiệp để hạn chế tiếp xúc của con người với sản phẩm trong toàn bộ chuỗi phân phối của họ. 

Dirk Beth, Giám đốc của Above Robotics, trao đổi với Bloomberg cho biết: "Chúng ta chắc chắn sẽ thấy có sự gia tăng quan tâm đến tự động hóa vì Covid-19. Tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ chậm lại ngay cả khi đại dịch Covid được kiểm soát. 

Hiện tại, điều mà các công ty đang nghĩ là "khi nào thì điều này sẽ lại xảy ra một lần nữa và mọi người không thể đi làm? Làm thế nào để chúng tôi bảo đảm rằng hàng hóa của chúng tôi đến được với khách hàng cuối cùng?".

Above Robotics cung cấp các giải pháp tự động hóa dựa trên đám mây và đã nhận được câu hỏi từ các công ty ở Nhật Bản và các nước châu Á khác. Các nhà sản xuất Nhật Bản cũng đang làm việc để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Nhà sản xuất xe đẩy và xe nâng không người lái ZMP Inc. đang lên kế hoạch niêm yết công khai khi lượng khách hàng của công ty đã mở rộng trong năm nay. 

Mặt khác, cổ phiếu của Daifuku Co., công ty bán thiết bị xử lý vật liệu đã trải qua 1 đợt tăng giá vì doanh số bán hàng của họ dự kiến sẽ rất lớn.

Không thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19, robot có một chỗ đứng tốt trong việc chăm sóc các cá nhân bị nhiễm bệnh và vệ sinh bề mặt bị ô nhiễm. Như đã đề cập, Pepper, cùng với robot tự động Whiz, đang chăm sóc các khách sạn ở Tokyo, nơi các cá nhân bị cách ly đang ở. 

Tương tự như vậy, robot "newme" của Avatrin đang giúp các bác sĩ chăm sóc các bệnh nhân tại giường bệnh một cách đầy đủ từ khoảng cách an toàn. Thật vậy, robot đang lấp đầy những lỗ hổng, hoàn thành các vai trò có thể gây nguy hiểm cho con người.

Ga cổng Takanawa, nằm trên tuyến đường sắt Tokyo Yamanote nhộn nhịp, đã sử dụng một số loại robot kể từ tháng 3 để cắt giảm gánh nặng cho nhân viên. Trong số nhiều nhiệm vụ khác nhau, các robot còn làm sạch trạm qua đêm trong khi cung cấp hướng dẫn cho những người đi tàu bướng bỉnh trong ngày. Nhiều robot còn được trang bị camera để theo dõi các hành vi đáng ngờ.

Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả là một cỗ máy có chức năng khử trùng giường tại bệnh viện đã cho thấy có hiệu quả trong việc tiêu diệt virus Corona. 

Robot LightStrike do Công ty Xenex Disinfection Services của Mỹ tạo ra phát ra các chùm tia UV tần số cao để loại bỏ mầm bệnh Covid-19 khỏi mặt nạ và các bề mặt khác. 

Nhà phân phối Nhật Bản Terumo tin rằng, robot này chính là chìa khóa để tự động hóa vệ sinh trong bệnh viện. Nhà sản xuất thiết bị y tế hy vọng có thể tiến hành áp dụng trên phạm vi rộng giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc.

TheoGrape Japan

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.

Cô và trò Trường PTDT bán trú THCS Lũng Chinh (Mèo Vạc, Hà Giang) trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: INT

Bảo vệ danh dự, uy tín người thầy

GD&TĐ - Theo luật sư, không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật...

Việc tham gia các giải chạy hoặc tập các môn thể thao cần phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và tính chất công việc. Ảnh: H.Y

Hiểm họa từ tập thể dục quá sức

GD&TĐ - Hoạt động thể dục có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu tập quá sức có thể khiến cơ thể đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm, thậm chí tử vong.