Bản báo cáo vừa công bố mang tên “Tìm kiếm con người: Robot cần bạn” đã thực hiện khảo sát 19 nghìn nhà tuyển dụng từ 44 quốc gia khác nhau và chứng minh rằng 69% doanh nghiệp có kế hoạch duy trì quy mô lực lượng lao động của họ trong khi 18% khác muốn tuyển thêm người trước sự phát triển của tự động hóa. Đây là kết quả cao nhất trong vòng 3 năm qua.
Báo cáo tiếp tục cho thấy 24% các doanh nghiệp đầu tư vào tự động hóa và công nghệ kỹ thuật số trong vòng 2 năm tới có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trong khi 18% doanh nghiệp từ chối tự động hóa.
Chỉ 9% nhà tuyển dụng tham gia cuộc khảo sát thường niên tin rằng tự động hóa sẽ dẫn tới tình trạng mất việc làm trong khi 4% không biết nó sẽ đem lại tác động gì.
“Càng ngày có nhiều robot được bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng con người cũng vậy. Công nghệ vẫn sẽ luôn là một phần quan trọng và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo như chúng tôi là trở thành các giám đốc học vấn với nhiệm vụ tìm ra cách hòa nhập con người và máy móc trong công việc” - Jonas Prising, Chủ tịch và CEO của ManpowerGroup cho biết.
Theo Liên đoàn Robot quốc tế, hơn 3 triệu robot công nghiệp sẽ được sử dụng trong các nhà máy trên toàn thế giới trong năm 2020.
Khảo sát của Manpower cho thấy, 84% doanh nghiệp lên kế hoạch giúp công nhân học tập các kĩ năng mới trong năm 2020, tăng lên đáng kể so với 21% của khảo sát năm 2011.
Theo Manpower, sự thiếu hụt nhân tài toàn cầu đang ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, nhiều công ty đang phải vật lộn tìm người vào nhiều vị trí công việc.
Tại Đức, nơi tình trạng thất nghiệp thấp ở mức kỷ lục, thiếu hụt nhân tài là mối quan tâm hàng đầu của các công ty cỡ nhỏ vừa bước vào năm 2019, theo khảo sát thực hiện bởi Hiệp hội BVMV Mittelstand.
Khảo sát của Manpower cho thấy kỹ năng công nghệ thông tin đặc biệt được săn đón với 16% doanh nghiệp dự định thuê nhân viên làm trong lĩnh vực này.
Trong sản xuất, nơi robot công nghiệp đang dần thay thế con người trong công việc thường ngày thì các doanh nghiệp lại tập trung tuyển dụng thêm nhiều người vào các vị trí dịch vụ khách hàng đòi hỏi các kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, đàm phán và khả Fnăng thích ứng.
Theo ông Charlie Nun - Giám đốc điều hành mảng bán lẻ của Ngân hàng HSBC: Ví dụ trong lĩnh vực của ông, các ngân hàng đang đầu tư rất mạnh mẽ vào công nghệ, tạo ra những ứng dụng cho phép khách hàng có thể tự quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả hơn, phát triển các chương trình giúp bảo vệ họ khỏi những rủi ro bị lừa đảo.
Tuy nhiên, vai trò của con người vẫn cực kỳ quan trọng. Không chỉ là nhân sự có kỹ năng về kỹ thuật, công nghệ mà cả những người kết nối giữa ngân hàng và khách hàng…