Rạn san hô lớn nhất thế giới đang chết dần

Một thống kê mới đây đã cho thấy, gần 70% các loài san hô nước nông tại điểm phía bắc của rạn san hô Great Barrier Reef đã bị tẩy trắng.

Rặng san hô Great Barrier Reef thời huy hoàng.
Rặng san hô Great Barrier Reef thời huy hoàng.

Theo Engadget, trong năm 2016, Great Barrier Reef đã mất đi nhiều khu vực san hô do hiện tượng tẩy trắng, nhiều hơn bất kì năm nào. Khu vực phía Bắc là nơi hiện tượng xảy ra tồi tệ nhất: một vùng trải dài 700 km từ mũi các rạn san hô đã mất đi 67% san hô nước nông trong 9 tháng qua.

Tình hình ở khu vực trung tâm và phía nam Great Barrier Reef có vẻ tốt hơn, lần lượt chỉ mất đi 6% và 1% lượng san hô trong năm 2016. "Hiện tại, các loài san hô đã lấy lại màu sắc rực rỡ và những rạn san hô đang trong tình trạng tốt.", giáo sư Andrew Baird của Trung tâm ARC cho biết.

Hiện tượng tẩy trắng xảy ra khi nhiệt độ nước tăng lên và trở nên quá ấm, khiến san hô phải "trục xuất" zooxanthellae (loài tảo đơn bào sống cộng sinh - thứ giúp chúng có màu sắc và cung cấp thực phẩm cho san hô).

Do vậy, san hô chuyển sang màu trắng và sẽ vô cùng suy yếu, mặc dù chưa hoàn toàn chết đi. Nếu sống sót kẻ thù và bệnh tật, chúng có thể được hồi sinh, mặc dù các nhà nghiên cứu từ Trung tâm ARC cho biết sẽ mất từ 10 đến 15 năm để khôi phục lại san hô khu vực phía bắc. Một sự kiện tẩy trắng nữa xảy ra, tất nhiên sẽ làm chậm quá trình phục hồi.

Và sau khi bị tẩy trắng.

Đây là lần thứ 3 Great Barrier Reef xảy ra hiện tượng này, sau những sự kiện ít nghiêm trọng hơn vào năm 1998 và 2002. Hiện tượng tẩy trắng san hô lần này lại là một dấu hiệu cho thấy hành tinh chúng ta đang nóng lên từng ngày - chủ yếu là do hoạt động của con người.

Theo VnReview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ