Ra mắt robot Karakal thiết kế đặc biệt cho chiến trường

GD&TĐ - Quân đội Nga đang dần được bổ sung các nền tảng robot chiến đấu cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Ra mắt robot Karakal thiết kế đặc biệt cho chiến trường

Nhờ cuộc chiến Ukraine, những nền tảng robot chiến đấu đã trở nên ngày càng phổ biến. Hiện tại binh sĩ Nga đang sử dụng cả sản phẩm "thủ công" và công nghiệp.

Một trong những sản phẩm mới ra mắt tại Diễn đàn Army 2024 đã được Công ty Kurganmashzavod trình bày, cơ quan báo chí của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec đã đưa tin này trên kênh telegram của mình.

Các chuyên gia từ Nhà máy chế tạo máy Kurgan đã phát triển nền tảng robot Karakal có tính phổ quát, được thiết kế để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau trên chiến trường, tùy thuộc vào module được cài đặt, nó cũng có thể được sử dụng làm phương tiện vận tải hàng hóa hoặc sơ tán người bị thương.

Rostec không cung cấp đầy đủ thông số kỹ thuật nhưng về sơ bộ, tầm hoạt động của robot Karakal là 150 km cũng như khả năng chịu tải 500 kg.

zgmdlhp8s4xw8bi62xplg6lm5gfjm324-2441.jpg
Robot chiến trường Karakal đang được Kurganmashzavod phát triển.

Khung gầm cụ thể vẫn đang được cân nhắc, nhà phát triển thích loại bánh xích hơn là bánh lốp, mặc dù xe bánh hơi gần đây đã được sử dụng rộng rãi trên chiến trường, mang lại tốc độ cũng như tính linh hoạt cao hơn, từ đó hạn chế nguy cơ bị phá hủy.

Thiết bị điều khiển từ xa cung cấp khả năng kiểm soát robot ở khoảng cách lên tới 2 km. Nền tảng này không chỉ được trang bị camera mà còn được tích hợp khí tài chụp ảnh nhiệt, cho phép di chuyển vào ban đêm.

"Karakal được trang bị hệ thống điều khiển từ xa, bao gồm camera, thiết bị chụp ảnh nhiệt, hệ thống định vị và máy phát chống nhiễu. Thiết bị cho phép điều khiển nền tảng từ xa ở khoảng cách lên tới 2 km, kể cả vào ban đêm", đại diện nhà sản xuất nhấn mạnh.

Nền tảng robot chiến đấu Maker đang được thử nghiệm.
Theo Topwar

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.