Ra mắt Chương trình 'Chắp cánh ước mơ' tại TPHCM

GD&TĐ - Chiều 25/12, Báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ ra mắt chương trình ‘Chắp cánh ước mơ' năm học 2023-2024.

Nhà báo Dương Thanh Hương phát biểu tại buổi ra mắt.
Nhà báo Dương Thanh Hương phát biểu tại buổi ra mắt.

Nhiều chuyên đề, chủ đề lựa chọn

Thực hiện đề án của Chính phủ, kế hoạch của Bộ GD&ĐT, đồng hành cùng các nhà trường trong công tác định hướng nghề nghiệp và trang bị kiến thức khởi nghiệp, khơi gợi đam mê, tinh thần đổi mới sáng tạo của học sinh, Sở GD&ĐT TPHCM phối hợp với Báo Giáo dục và Thời đại xây dựng chương trình ‘Chắp cánh ước mơ' năm học 2023-2024 dành cho học sinh THPT tại TPHCM.

Chương trình có sự đồng hành của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Các đại biểu tham dự lễ ra mắt.

Các đại biểu tham dự lễ ra mắt.

Chương trình ‘Chắp cánh ước mơ' sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức tại các trường THPT trên địa bàn TPHCM với các chuyên đề, chủ đề như: Tinh thần khởi nghiệp trong kỷ nguyên số; Tìm hiểu và phát triển đam mê của bản thân; Đánh thức giấc mơ của bạn; Ứng xử thông minh với mạng xã hội; Kỹ năng thích ứng và phòng tránh bạo lực tâm lý trên mạng; Kỹ năng thích ứng và học tập hiệu quả ở môi trường đại học tại 40 trường THPT của TPHCM.

Buổi lễ ra mắt có sự tham gia của lãnh đạo đến từ các đơn vị.

Buổi lễ ra mắt có sự tham gia của lãnh đạo đến từ các đơn vị.

Chương trình cũng có sự tham gia của nhiều diễn giả, chuyên gia trong lĩnh vực hướng nghiệp, khởi nghiệp, tư vấn tâm lý.

Dự kiến thời gian tổ chức từ ngày 1/1/2024 đến ngày 15/5/2024

Tiến sĩ Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phát biểu tại buổi lễ ra mắt.

Tiến sĩ Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phát biểu tại buổi lễ ra mắt.

Phát biểu tại lễ ra mắt chương trình, nhà báo Dương Thanh Hương - Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho biết, từ lâu công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp được ngành Giáo dục, nhà trường và xã hội rất quan tâm.

Theo đó, việc định hướng nghề nghiệp là sự hỗ trợ, giáo dục, định hướng của nhà trường, gia đình và xã hội đối với học sinh, sinh viên nhằm vạch ra các nghề nghiệp tương lai dựa trên khả năng, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình, cơ hội việc làm trong tương lai... Để từ đó, các em có thể đưa ra được sự lựa chọn ngành học, nghề nghiệp, công việc phù hợp với nguyện vọng của mình.

Nhà báo Dương Thanh Hương chia sẻ thông tin với các cơ quan báo chí.

Nhà báo Dương Thanh Hương chia sẻ thông tin với các cơ quan báo chí.

“Nhiều khảo sát sinh viên với nghề nghiệp ở TPHCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành cho thấy, tỷ lệ sinh viên chọn sai ngành học chiếm tỉ lệ khá cao; chỉ số ít sinh viên có hiểu biết về ngành mình đang học.

Việc giáo dục và định hướng nghề nghiệp từ sớm giúp học sinh tránh được những sai lầm khi quyết định chọn hướng đi cho tương lai. Điều này giảm bớt những rủi ro như sinh viên bỏ dở việc học hoặc ra trường làm trái nghề dẫn đến chán nản, thậm chí là thất nghiệp” - nhà báo Dương Thanh Hương chia sẻ.

Học sinh sẽ nhận được nhiều thông tin bổ ích

Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, trong những năm qua, hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp ở các nhà trường phổ thông đã có nhiều giải pháp tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ làm công tác hướng nghiệp chủ yếu là kiêm nhiệm.

Ông Đỗ Đức Quế phát biểu tại buổi lễ ra mắt.

Ông Đỗ Đức Quế phát biểu tại buổi lễ ra mắt.

Cùng với đó, kinh phí dành cho hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp còn eo hẹp. Nhiều học sinh đến lớp 12, chuẩn bị đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ - vẫn chưa biết chọn ngành nào, trường nào…

Tình trạng chọn nhầm nghề, ngồi nhầm trường diễn ra không phải là cá biệt, dẫn đến việc nhiều sinh viên bỏ học giữa chừng, lãng phí thời gian, tiền bạc. Tâm lý của học sinh, phụ huynh sính bằng cấp còn khá phổ biến.

“Sau khi triển khai hiệu quả tại TPHCM, chương trình sẽ tiếp tục được nhân rộng đến các tỉnh thành khác trong cả nước, để có nhiều học sinh được thụ hưởng lợi ích từ chương trình”, ông Đỗ Đức Quế mong muốn.

“Chương trình “Chắp cánh ước mơ” do Báo GD&TĐ phối hợp với Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức cùng với sự đồng hành của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một trong những sáng kiến hết sức ý nghĩa, thiết thực, phù hợp với việc triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với các chương trình, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT về hỗ trợ hướng nghiệp, khởi nghiệp.

Tôi tin tưởng rằng, các em học sinh THPT của TPHCM sẽ nhận được nhiều thông tin bổ ích từ chương trình, từ đó có định hướng học tập, hướng nghiệp đúng đắn”, ông Đỗ Đức Quế nhấn mạnh.

Ông Trần Ngọc Huy phát biểu tại buổi lễ ra mắt.

Ông Trần Ngọc Huy phát biểu tại buổi lễ ra mắt.

Cũng tại buổi lễ, ông Trần Ngọc Huy - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TPHCM cho hay, hoạt động tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên ngay từ trên ghế nhà trường được Chính phủ, các cấp ban ngành quan tâm sâu sắc trong nhiều năm trở lại đây.

Các hoạt động đó không chỉ được thể hiện cụ thể bằng các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, mà còn ở việc thành lập và hình thành nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

Nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Trưởng Cơ quan Thường trú Báo Giáo dục và Thời đại tại TPHCM chia sẻ thông tin về chương trình với các cơ quan báo chí.

Nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Trưởng Cơ quan Thường trú Báo Giáo dục và Thời đại tại TPHCM chia sẻ thông tin về chương trình với các cơ quan báo chí.

Cũng theo ông Trần Ngọc Huy, dù công tác hướng nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên được quan tâm nhiều và “đậm nét” hơn trong nhiều năm trở lại đây, cũng như các hoạt động tham vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh., tuy nhiên, soi chiếu ở nhiều góc độ các hoạt động trên vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng,...

Các hoạt động tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh dù đã có nhiều chuyển biến nhưng với nhiều lý do khách quan, hoạt động trên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của phụ huynh và xã hội.

Phóng viên đặt câu hỏi tại buổi lễ ra mắt.

Phóng viên đặt câu hỏi tại buổi lễ ra mắt.

“Với hàng loạt chuyên đề mà Chương trình Chắp cánh ước mơ' xây dựng như: Ứng xử thông minh với mạng xã hội; Kỹ năng thích ứng và phòng tránh bạo lực tâm lý trên mạng; Nắm vững nguyên tắc cân bằng tâm lý để vượt qua áp lực… chúng tôi tin chương trình sẽ mang đến những điều học sinh, phụ huynh và nhà trường đang mong mỏi”, ông Trần Ngọc Huy mong muốn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Du khách xếp hàng vào thăm quan Bắc Bộ phủ. Ảnh: Bình Thanh.

Trải nghiệm khó quên ở Bắc Bộ phủ

GD&TĐ - Lần đầu tiên di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng Bắc Bộ phủ - Nhà khách Chính phủ mở cửa đón khách tham quan và đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.