Quy tắc "3T" khi "chém gió" về chàng

Thói quen, thu nhập, nỗi sợ, kể cả chuyện sex... của anh ấy đều rất riêng tư không nên mang ra cuộc chuyện phiếm của các bà để bàn luận với nhau.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Dưới đây là 10 điều nhạy cảm mà các bà vợ đừng vội đưa ra làm chủ đề nói chuyện, bàn luận để giữ vững mối quan hệ hay hòa khí trong gia đình.

Nỗi sợ của anh ấy

Khi bạn tiết lộ nỗi sợ hãi bí mật của chàng như anh ấy bị ám ảnh bởi sấm sét, sợ những con chó lớn hay côn trùng…có thể khiến chàng mất đi khí phách đàn ông và đặt chàng trong hình dung của một người “yếu đuối”. 

Quan trọng hơn, bạn đang dần làm mất đi niềm tin của anh ấy trong việc chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống. Đây là bước đầu tiên đặt nền móng cho việc mất niềm tin, từ những điều nhỏ nhặt sẽ góp thành xung đột trong mối quan hệ của hai người mà bạn nên tránh.

“Chuyện ấy” của bạn, trừ khi là khen chàng

Đôi khi kể lể quá chi tiết về “chuyện ấy” của hai người với người khác rồi nhận xét, bình phẩm và chê trách có thể khiến chàng cảm thấy bị xúc phạm và bị phản bội. 

Bạn hãy thử tưởng tượng nếu chồng mình cũng kể lể với bạn bè anh ấy những điều tương tự thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Cách tốt nhất hãy giữ mọi điều theo quy tắc 3T: tế nhị, tinh tế và tích cực.

Thói quen của anh ấy khiến cả nhà khó chịu

Ngay cả những điều đơn giản như một vài thói quen của chàng khiến cả nhà cảm thấy khó chịu thì khi bạn kể lể có thể làm vấn đề trầm trọng hơn. Chàng sẽ cảm thấy sự tự tôn của mình bị xâm phạm, niềm tin không còn và rất dễ đi đến xung đột, rạn nứt. Bạn có thể nói chuyện với chàng, đề nghị chàng thay đổi hay cùng giúp chàng thực hiện sự thay đổi đó.

Thu nhập của anh ấy ít hơn trước hoặc không thành công trong công việc

Kể lể, phàn nàn về thu nhập của chồng bạn ít hơn trước, công việc của anh ấy không có sự thúc đẩy với mọi người là điều “lợi bất cập hại”. Chàng sẽ cảm thấy bị coi thường, không có sự tôn trọng, rất dễ mất niềm tin và điểm tựa ở bạn. 

Bạn thử nghĩ xa, nếu một ngày anh ấy cần sự giúp đỡ từ bạn bè và mọi người, khi bạn chỉ nói những điểm yếu kém của anh ấy so với lúc bạn cho mọi người thấy được điểm mạnh của chàng, thì nó có thể tạo ra một sự khác biệt mạnh mẽ.

Điều anh ấy không thể kiểm soát

Không phải người đàn ông nào cũng có thể giỏi mọi thứ, như sửa chữa xe cộ, thay lắp đồ điện tử, thiết kế nhà cửa, hay hiểu biết về các loại vật dụng… 

Bạn không cần thiết phải cho mọi người biết về những việc chàng không biết làm hoặc không giỏi vì đàn ông đánh đồng sự nam tính của mình bằng việc có thể sửa chữa mọi thứ. Quan điểm này có thể lỗi thời, tuy nhiên, đối với nhiều người, nó vẫn có ý nghĩa khi vai trò truyền thống của đàn ông là cung cấp thức ăn và bảo vệ gia đình.

Những điều bạn không hài lòng

Có thể chồng bạn không giỏi trong việc kết nối với con cái, là người bảo thủ như không bao giờ chấp nhận thỏa hiệp khi hai bạn xảy ra tranh cãi… Tất cả những điều này, bạn nên chia sẻ để chàng biết, góp ý và cùng nhau thay đổi thay vì kể lể chúng cho bạn bè hay mọi người xung quanh. 

Bạn nên chia sẻ quan điểm, những suy nghĩ của mình trực tiếp với đối phương thay vì nói với người thứ ba để bảo toàn độ nguyên vẹn của câu chuyện hay không làm trầm trọng hóa vấn đề.

Những điều chàng nói xấu về bạn, gia đình và bạn bè của bạn

Chia sẻ những điều này có thể khiến bạn bè của bạn không muốn hoặc tránh tiếp xúc với anh ấy. Nó cũng làm thay đổi cảm xúc của bạn về chàng, đôi khi còn làm sự tổn thương, giận dữ lâu hơn. Nếu chồng bạn tiếp tục và thường xuyên nói xấu về bạn, gia đình và bạn bè của bạn, hãy nói để chàng biết và sửa chữa. 

Trong trường hợp chỉ là lỡ miệng khi tức giận hoặc hai bạn đang mâu thuẫn, tranh cãi, vậy bạn hãy tìm cách quên nó đi. Khi bạn làm được điều này, cả hai sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.

Quan điểm chính trị hoặc tôn giáo của anh ấy

Chàng có những suy nghĩ riêng và quan điểm cá nhân mà bạn cần phải tôn trọng. Ví dụ khi không cùng tín ngưỡng tôn giáo với chàng, bạn không muốn tham dự lễ rửa tội với chàng, cảm thấy không thoải mái khi đi thì hãy chia sẻ với anh ấy, tôn trọng quan điểm chính trị và tôn giáo của đối phương và không làm câu chuyện trở nên rắc rối sẽ giúp mối quan hệ của hai bạn dễ thở hơn nhiều.

Mối quan hệ căng thẳng của anh ấy với các thành viên trong gia đình

Không phải là điều hay ho khi bạn chia sẻ quá chi tiết những căng thẳng xung đột về mối quan hệ của chàng với các thành viên trong gia đình. Hãy thử đặt mình vào vị trí của chàng, anh ấy cũng có những điều khó xử, băn khoăn của mình. Cảm thông, hiểu nhau là điều quan trọng để mối quan hệ của bạn có thể duy trì và phát triển bền vững.

Thời gian khó khăn của anh ấy trong quá khứ

Đàn ông ít khi muốn khuấy động quá khứ. Có thể ưu điểm của họ là nhanh quên và không “thù dai nhớ lâu” như phụ nữ. Nếu bạn tự hào về khoảng thời gian khó khăn chàng đã vượt qua được hay muốn động viên bạn mình đang rơi vào hoàn cảnh tương tự thì có thể chia sẻ những câu chuyện đó, còn lại tốt nhất hãy để chàng tự mình kể câu chuyện về mình.

Theo Vnexpress/Womansday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.