Quy mô giáo dục tỉnh Vĩnh Long sau sáp nhập

GD&TĐ - Sau khi sáp nhập, tỉnh Vĩnh Long trở thành một trong những trung tâm GD-ĐT lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Cô trò Trường THPT Võ Văn Kiệt (Vũng Liêm, Vĩnh Long).
Cô trò Trường THPT Võ Văn Kiệt (Vũng Liêm, Vĩnh Long).

Bà La Thị Thúy, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết: Về mạng lưới cơ sở giáo dục, toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 1.400 cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong đó:

Giáo dục mầm non có 417 trường (277 trường mầm non, 96 trường mẫu giáo công lập, 44 trường mầm non ngoài công lập).

Giáo dục tiểu học có 455 trường công lập. Giáo dục THCS có 312 trường, trong đó 301 trường THCS công lập, 10 trường tiểu học - THCS công lập và 1 trường tiểu học -THCS ngoài công lập.

Giáo dục THPT có 106 trường, gồm: 4 trường THCS-THPT, 2 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT, 1 trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT, 1 trường tiểu học-THCS-THPT ngoài công lập

Có 3 trung tâm giáo dục thường xuyên, 18 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện, thành phố; 2 trường trung cấp.

Về đội ngũ: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành lên đến 41.472 người. Đây là một nguồn nhân lực vô cùng to lớn, là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.

Về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp: Tỉnh Vĩnh Long (mới) có nhiều trường đại học, cao đẳng có uy tín như Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Vĩnh Long, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và các trường cao đẳng khác. Điều này tạo ra một hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh, có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ