Với đối tượng bồi dưỡng là cộng tác viên thanh tra giáo dục, các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cá nhân có nhu cầu, chương trình có thời lượng 75 tiết; trong đó có 25 tiết lý thuyết, 25 tiết thảo luận - thực hành, 25 tiết viết tiểu luận và tìm hiểu thực tế.
Việc bồi dưỡng theo hình thức tập trung tại cơ sở bồi dưỡng hoặc tại địa phương, đơn vị.
Trường hợp mở lớp bồi dưỡng tại địa phương, đơn vị thực hiện như sau:
Sở GD&ĐT, đơn vị có nhu cầu bồi dưỡng có văn bản đề nghị được tổ chức bồi dưỡng tại địa phương, đơn vị gửi cơ sở bồi dưỡng;
Cơ sở bồi dưỡng chuẩn bị các điều kiện đảm bảo công tác bồi dưỡng, có văn bản xin mở lớp bồi dưỡng tại địa phương, đơn vị gửi Bộ GD&ĐT;
Bộ GD&ĐT xem xét, kiểm tra các điều kiện đảm bảo công tác bồi dưỡng, cho mở lớp bồi dưỡng tại địa phương, đơn vị;
Phương pháp bồi dưỡng kết hợp giữa lý thuyết, thực hành, trao đổi, giải đáp trên lớp, tự học và tìm hiểu thực tế tại các đơn vị.
Khóa học phải đảm bảo thời lượng và nội dung chương trình bồi dưỡng. Học viên nắm được nội dung của chương trình, có được những kỹ năng cơ bản trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; được đánh giá thông qua tiểu luận và tìm hiểu thực tế theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
Học viên tham gia khóa bồi dưỡng đảm bảo thời lượng và nội dung chương trình bồi dưỡng, có tiểu luận và tìm hiểu thực tế được đánh giá đạt yêu cầu, tham gia học tối thiểu 80% số giờ quy định thì được thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ.
Xem chi tiết dự thảo thông tư TẠI ĐÂY