Quy định chi tiết hơn về giáo dục hoà nhập trong Luật Giáo dục sửa đổi

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đây là một trong những khuyến nghị của Unicef và Unesco đối với dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi tại Hội nghị về các vấn đề trẻ em trong Luật Giáo dục sửa đổi do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Unicef tổ chức sáng 12/9.

Mục tiêu của Giáo dục hoà nhập là đảm bảo tất cả mọi người đều được giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của mỗi người trong suốt cuộc đời của họ.

Giáo dục hoà nhập tạo ra một môi trường mà trong đó, tất cả mọi người đều được tham gia, đóng góp và hưởng lợi từ giáo dục, đồng thời được tiếp cận toàn diện với giáo dục.

Tiếp cận toàn diện có nghĩa là không có những rào cản xã hội như kỳ thị, khiến cho một số bộ phận người học tiềm năng không được tham gia giáo dục, không có những rào cản về ngôn ngữ hay giao tiếp trong đó chưa tính đến nhu cầu của người học và không có những rào cản thể chất có thể gây trở ngại cho người học trong quá trình di chuyển từ nhà đến cơ sở giáo dục và sinh hoạt trong môi trường giáo dục đó.

Trẻ em không đi học và bỏ học vì rất nhiều nguyên nhân. Có nhiều hoàn cảnh chắc chắn sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng trẻ em không được đi học và bỏ học .

Pháp luật Việt Nam cũng đã đề cập đến trường hợp của trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên ai cũng có thể gặp phải hoàn cảnh khó khăn trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời và đều có nhu cầu và có quyền nhận được sự trợ giúp một cách bình đẳng.

Chính vì vậy, giáo dục hòa nhập liên quan đến tất cả mọi người học và điều này đóng vai trò then chốt trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Ủy ban về Quyền của Người Khuyết tật (Ủy ban CRPD) đã nêu: “Giáo dục hòa nhập là một quyền cơ bản của mọi người học, là nguyên tắc tôn trọng phúc lợi của mọi học sinh; là phương tiện chính để có được một xã hội hoà nhập và là kết quả của một quá trình cam kết liên tục và chủ động, tiên phong loại bỏ các rào cản gây trở ngại cho việc thực hiện quyền giáo dục.

Quan điểm của Unicef và Unesco: Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi hiện tại chỉ đề cập đến đối tượng điều chỉnh là “công dân”. Những người không có quốc tịch Việt Nam, đặc biệt là những người vô quốc tịch, rất có khả năng sẽ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương. Người không có quốc tịch thường có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, vì vậy họ có thể là đối tượng được bảo vệ bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của Người Khuyết tật.

Dự thảo Luật nhấn mạnh sự cần thiết của việc đáp ứng nhu cầu của “mọi người học” và chúng tôi hoan nghênh việc sử dụng cụm từ này vì nó đề cập đến tất cả người học một cách toàn diện và khái quát nhất. Vì vậy, giáo dục hoà nhập là một nguyên tắc và khung pháp lý giúp đảm bảo sự bình đẳng trong giáo dục cho mọi trẻ em ở trong bất kì hoàn cảnh nào.

Trong bối cảnh chương trình nghị sự 2030 về các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), giáo dục hoà nhập giúp giải quyết những chênh lệch bất bình bình đẳng mà các nhóm có hoàn cảnh khó khăn còn gặp phải, như trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ khuyết tật, trẻ nhập cư, trẻ là bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu và trẻ không có quốc tịch.

Từ đó, Unicef và Unesco khuyến nghị: Đảm bảo Luật Giáo dục sửa đổi đề cập “mọi học sinh” hoặc “mọi người học” một cách nhất quán. Có quy định chi tiết hơn về giáo dục hoà nhập và bình đẳng, nhất là các điều khoản liên quan đến Mục tiêu giáo dục, Đầu tư cho giáo dục, Quản lý giáo dục, Chương trình giáo dục và Giáo dục mầm non.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.