Quốc lộ 1A thất thủ, người dân phá dải phân cách chống ngập

GD&TĐ - Từ ngày 28 - 30/10, tại Hà Tĩnh xuất hiện mưa lớn khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu. Một số địa phương đang triển khai các phương án sơ tán để đảm bảo an toàn cho người dân ở các vùng xung yếu.

Người dân dùng lốp ô tô để chặn nước vào nhà.
Người dân dùng lốp ô tô để chặn nước vào nhà.

Theo báo cáo từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh: Từ 4h - 9h ngày 30/10, khu vực Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, như: Hà Tĩnh 130,5mm, Thạch Đồng 118,5mm, Linh Cảm 72,2mm, Hoành Sơn 52,2mm.

Mưa lớn, đã khiến nhiều tuyến đường tại TP Hà Tĩnh như: Xô viết Nghệ Tĩnh, Lê Duẩn, Phan Đình Phùng, Lý Tự Trọng, Nguyễn Xí… bị ngập sâu, nhiều khu vực ngập từ 0,7m-1m. Nhiều phương tiện gặp khó khăn khi đi qua những đoạn đường này.

Tại Quốc lộ 1A đoạn đi qua TP Hà Tĩnh, người dân phải dùng phương tiện để phá giải phân cách nhằm chống nước lụt tràn vào nhà.

Một người dân cho biết: "Phải phá giải phân cách để nước bên làn đường này tràn qua bên kia nếu không nước sẽ tràn vào nhà. Hiện nay nước đã vào đến sân nhà tôi 0,6m. Nhiều hộ dân xung quanh nước đã bắt đầu mấp mé trong nhà".

Ghi nhận của Báo GD&TĐ, tại tuyến đường Nguyễn Du, nhiều người dân đang thu dọn đồ đạc để “chạy lũ”.

Người dân cho biết, dù hồ Kẻ Gỗ đang xả lũ với lưu lượng thấp nhưng từ rạng sáng nay mưa rất lớn. Nên người dân chủ động "chạy lũ" trước tránh trường hợp trở tay không kịp như đợt vừa qua.

“Chúng tôi đang thu dọn bớt đồ đạc, nước lên quá nhanh trở tay không kịp. Chỉ trong vài giờ mà nước ngập vào nhà hơn 30cm rồi. Mọi thứ tiếp tục lại bị đảo lộn”, chủ một cửa hàng quảng cáo cho hay. 

Chỉ trong tháng 10, TP Hà Tĩnh đã phải đối mặt với đợt ngập thứ 2 khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Mưa lớn trong nhiều ngày cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều huyện thành của Hà Tĩnh.

Tại huyện Nghi Xuân, mưa lớn kéo dài đã khiến gần 400 hộ dân ngập trong nước lũ, nhiều công trình thủy lợi bị uy hiếp nghiêm trọng. 

Ngoài ra, nhiều khu vực đồi núi đang xảy ra hiện tượng sạt lở như: thôn 1, xã Xuân Lam sạt lở với khối lượng đất đá sạt lở khoảng 20m3;  vùng núi Chọ Lài (thôn Xuân Sơn) khoảng 600m3 đất đá…

Tính đến 10 giờ 30 phút sáng nay, huyện Nghi Xuân đã phải huy động 250 lượt chiến sỹ Công an huyện, Ban chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với địa phương di dời 97 hộ dân có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt đến nơi an toàn (xã Xuân Lam 19 hộ, 61 nhân khẩu; Xuân Lĩnh 68 hộ 264 khẩu; Cổ Đạm 1 hộ 9 khẩu; xã Xuân Viên 9 hộ 20 khẩu).

Tại huyện Can Lộc, trong sáng 29/10, UBND huyện đã phải huy động hơn 300 người gồm lực lượng công an, quân sự cùng với người dân địa phương nỗ lực đắp đê, đắp kênh ngăn nước thượng nguồn đổ về các hộ dân. Đến 22h cùng ngày công tác đắp đê, ngăn lụt cơ bản được hoàn thành.

Những ngày qua, tình trạng sạt lở núi xảy ra ở nhiều địa phương khác như: xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà); xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên); thị trấn Vũ Quang, các xã: Hương Minh, Quang Thọ (Vũ Quang); xã Xuân Lam (Nghi Xuân). Các huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê… là những địa phương tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở do địa hình đồi núi hiểm trở.

Để chủ động đối phó với nguy cơ sạt lở, các huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh, Nghi Xuân… đã lên phương án sơ tán hàng hộ dân ra khỏi các khu vực xung yếu.

Nhiều trường học tại Hà Tĩnh, ngay sáng nay Ban lãnh đạo nhà trường đều thông báo phụ huynh đến đón con sớm. Gần trưa bố mẹ, ông bà mang áo mưa, lội nước lần lượt đến đón con, cháu về sớm.

Trước tình hình này, trong chuyến kiểm tra tại các địa phương mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng yêu cầu các ngành, địa phương rà soát, nắm rõ những hộ dân sống ở chân núi, nhanh chóng tiến hành khảo sát xung quanh triền núi và những nơi có nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đất khi thời tiết vẫn còn diễn biến khó lường; từ đó cảnh báo để có phương án sơ tán khi cần thiết, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản cho người dân.

Một số hình ảnh PV Báo GD&TĐ ghi nhận tại Hà Tĩnh:

Dùng cẩu phá giải phân cách.
Dùng cẩu phá giải phân cách.
Nước lũ lên nnah, người dân TP. Hà Tĩnh không kịp trở tay.
Nước lũ lên nnah, người dân TP. Hà Tĩnh không kịp trở tay.
Phụ huynh sáng nay đến trường đón con sớm để chạy lũ.
Phụ huynh sáng nay đến trường đón con sớm để chạy lũ.
Người dân TP Hà Tĩnh tìm cách chặn dòng nước lũ.
Người dân TP Hà Tĩnh tìm cách chặn dòng nước lũ.
Nước ngập vào nhà của nhiều gia đình tại Hà Tĩnh.
Nước ngập vào nhà của nhiều gia đình tại Hà Tĩnh.
Không kịp dọn đồ lên cao.
Không kịp dọn đồ lên cao.
Các xe cứu hộ đã có mặt để vận chuyển, sơ tán người và đồ đạc cho người dân.
Các xe cứu hộ đã có mặt để vận chuyển, sơ tán người và đồ đạc cho người dân.
Nước ngập vào các ngõ hẻm thành phố Hà Tĩnh.
Nước ngập vào các ngõ hẻm thành phố Hà Tĩnh.
Mọi con đường tại TP Hà Tĩnh bị ngập nặng.
Mọi con đường tại TP Hà Tĩnh bị ngập nặng.
Mực nước trên các dòng sông ở miền núi đang dâng cao.
Mực nước trên các dòng sông ở miền núi đang dâng cao.
Người dân thành phố Hà Tĩnh hối hả chạy lũ.
Người dân thành phố Hà Tĩnh hối hả chạy lũ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

GD&TĐ - Thiếu trang thiết bị và nhân lực, lực lượng Kiev dường như đang dần sụp đổ về nhiều mặt, trong khi Nga đang tăng tốc các hoạt động trên bộ mỗi ngày.
Một số trẻ gặp khó khăn trong việc định hướng các mối quan hệ ở trường.

Học sinh Anh nghỉ học tăng nhanh

GD&TĐ - Tiền phạt, nhu cầu sức khỏe và môi trường học tập kém là những nguyên nhân khiến số trẻ em tại Anh nghỉ học ngày càng tăng.
Trường Tiểu học Ngô Quyền lúc tan học. Ảnh: Trúc Hân

Mô hình hiệu quả về an toàn giao thông

GD&TĐ - Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum triển khai những năm qua đã nâng cao ý thức cho cả HS và phụ huynh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu

Nghe Trịnh để yêu ngày tới...

GD&TĐ - Những cô gái trong nhạc Trịnh luôn đẹp nhưng không thể chạm, tưởng như trước mắt mà thật xa xôi, nhìn thấy mà vời vợi biết mấy.