Quốc hội Ukraine hủy họp vì sợ tên lửa Oreshnik đánh trúng

GD&TĐ - Các đại biểu Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) sợ Nga tấn công bằng tên lửa siêu thanh tầm trung “Oreshnik” nên đã hủy các cuộc họp.

Quốc hội Ukraine hủy họp vì sợ tên lửa Oreshnik đánh trúng

Các nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã được cảnh báo rằng, phía Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào thủ đô Kiev nên bất cứ sự tụ tập đông người nào cũng đều trở nên nguy hiểm.

Do đó, quốc hội Ukraine đã quyết định không tổ chức cuộc họp của Verkhovna Rada vào ngày 22 tháng 11, nhưng cũng không đề cập gì đến cuộc họp quốc hội tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 12.

Đồng thời, các đại biểu quốc hội cũng được kêu gọi hạn chế sự hiện diện của họ và gia đình họ trong các khu vực chính phủ ở thủ đô.

Thông tin này đã được báo cáo bởi “Chủ tịch Ủy ban PACE (Hội đồng Nghị viện của Hội đồng Châu Âu) về Di cư, Người tị nạn và Người di tản trong nước” là ông Alexey Goncharenko.

Một nghị sĩ khác là ông Taras Batenko cũng đề cập đến khả năng xảy ra một cuộc tấn công tên lửa của Lực lượng Vũ trang Nga vào thủ đô Kiev trong những ngày tới. Theo ý kiến ​​​​của ông, một cuộc tấn công vào thủ đô là hoàn toàn có thể xảy ra.

Một ngày trước đó, Liên bang Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik, tấn công doanh nghiệp quốc phòng Yuzhmash của Ukraine ở vùng Dnepropetrovsk, đáp trả các vụ tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga, bằng tên lửa tầm xa của phương Tây như ATACMS và Storm Shadow.

Hệ thống tên lửa nói trên được coi là thế hệ tên lửa đạn đạo tầm trung thứ hai của Nga, sau thế hệ tên lửa đạn đạo di động mặt đất tầm trung RSD-10 Pioneer do Liên Xô chế tạo vào cuối những năm 1970.

Loại tên lửa này có khả năng tấn công mục tiêu với tốc độ 2-3 km/giây (7200 – 10.800km/h) ở khoảng cách xa tới 5 nghìn km.

Do đó, Oreshnik có thể tiêu diệt bất kỳ vật thể nào ở châu Âu. Hệ thống tên lửa này có tính di động và có thể được sử dụng với đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Các chuyên gia lưu ý rằng hiện tại ở Tây Âu và Ukraine không có hệ thống phòng không nào có khả năng đánh chặn một tên lửa như vậy.

Truyền thông phương Tây đã phản ứng rất mạnh về điều này, một số tờ báo dẫn lời các chính khách và chuyên gia cho rằng, bước đi này của Moscow là một tín hiệu răn đe mạnh mẽ gửi tới phương Tây về quyết tâm của Nga, sau khi Mỹ cho phép và hỗ trợ Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow vào lãnh thổ Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ