Trước đó, vụ phá hoại tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc” (Nord Stream) hồi tháng 9/2022 đã khiến nước này bị cắt đứt dòng chảy khí thiên nhiên đường ống của Nga, giờ tiếp tục mất đi nguồn cung LNG do các yếu tố chính trị, làm các chủ doanh nghiệp phải mua khí hóa lỏng giá đắt của Mỹ, khiến nền kinh tế nước này lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Cơ quan kinh tế Đức đã ra lệnh cho công ty năng lượng Deutsche Energy Terminal, công ty sở hữu bốn cơ sở tái hóa khí (chuyển hóa khí hóa lỏng thành gas thông thường) ở Đức, không nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga tại các nhà ga của mình.
Bộ Năng lượng Đức đã thực hiện bước này khi có thông tin về việc công ty có thể nhận nguyên liệu thô từ Nga cho một đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi ở Brunsbüttel, do đó, các quan chức chính quyền Berlin đã quyết định ngăn chặn sự phát triển của sự kiện này.
Theo bình luận của giới chuyên gia, Berlin đã tước bỏ tính chất khách quan của kinh tế, áp đặt sự chủ quan về chính trị, tiếp tục con đường tự sát cắt đứt mối quan hệ với Moscow, khiến các ngành công nghiệp nước này bị tước đoạt các nguồn năng lượng rẻ của Nga.
Nguồn khí đốt tự nhiên đường ống của Nga từ trước đến nay là nhiên liệu rất quan trọng đối với ngành công nghiệp Đức.
Trước đó, vụ phá hoại tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc” (Nord Stream) hồi tháng 9/2022 đã khiến nước này bị cắt đứt dòng chảy khí thiên nhiên đường ống của Nga, giờ tiếp tục mất đi nguồn cung LNG do các yếu tố chính trị, làm các chủ doanh nghiệp phải mua khí hóa lỏng giá đắt của Mỹ, khiến nền kinh tế nước này lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Trong khi đó, các đồng minh của nước này, kể cả Mỹ, Pháp, Anh…, vẫn không từ chối những sản phẩm thiết yếu mà họ không thể tìm được nguồn cung thay thế của Nga như: Động cơ tên lửa, dầu mỏ, khí đốt, Titan, nông sản…, điển hình như Pháp vẫn đang tăng cường mua nhiên liệu hóa lỏng từ Nga.
Hãng tin Mỹ Bloomberg chỉ ra rằng, Paris đã nhận được nhiều khí đốt của Nga vào năm 2024 hơn bất kỳ năm nào, kể từ năm 2018. Đặc biệt, nguồn cung LNG đã tăng vọt với các chuyến hàng đến cảng Dunkirk gần Bỉ, nơi tiếp nhận nhiên liệu xanh từ các mỏ Bắc Cực của Liên bang Nga.
Đặc biệt, lô hàng khí đốt được cung cấp bởi SEFE, một công ty con trước đây của Gazprom, đã bị Đức quốc hữu hóa. Nghịch lý là, do sự cấm vận của Berlin, SEFE không dám cung cấp khí đốt của Nga cho Đức, mà nguồn năng lượng này được bán ra nước ngoài tại các điểm trung chuyển ở Pháp và Bỉ.