Quốc gia có 1.100 chiếc M1 Abrams và hơn 200 chiếc F-16 muốn 'độc lập với Mỹ'

GD&TĐ - Quân đội Ai Cập đang xem xét lại khả năng hợp tác quân sự với Mỹ, bất chấp đã mua số lượng vũ khí khổng lồ.

Quốc gia có 1.100 chiếc M1 Abrams và hơn 200 chiếc F-16 muốn 'độc lập với Mỹ'

Một trong những đồng minh truyền thống của Mỹ ở Trung Đông là Ai Cập.

Đất nước này có một kho vũ khí rất đáng kể do Mỹ sản xuất, điển hình như 1.100 xe tăng M1 Abrams và hơn 200 tiêm kích F-16 với nhiều sửa đổi khác nhau, chưa kể 45 trực thăng tấn công AH-64 Apache và gần 1.200 chiến xa M60 cũ hơn.

Ai Cập còn có cơ sở sản xuất M1 Abrams của riêng mình, về cơ bản là nơi duy nhất ngoài Mỹ có thể lắp ráp chiếc MBT này. Với thực tế nêu trên, thậm chí không có lý do để nghi ngờ việc Cairo và Washington có sự hợp tác quốc phòng ổn định và vững chắc.

Nhưng hóa ra các nhà phân tích Mỹ lại nghĩ khác, và họ thấy vấn đề là mối liên hệ ổn định với Ai Cập trong lĩnh vực quốc phòng có thể bị mất đi và điều này đe dọa gây ra những hậu quả địa chính trị phức tạp.

Chẳng hạn, Nga hiện đang cố gắng hợp tác với Sudan và lập căn cứ hải quân ở đó, hoặc cuộc chiến kéo dài nhiều năm vẫn đang diễn ra ở Libya, và trước bối cảnh đó, Ai Cập buộc phải thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm đảm bảo an ninh cho chính mình.

6c26683b77552f67.jpeg
Quân đội Ai Cập có trong tay số lượng vũ khí rất lớn do Mỹ sản xuất.

Theo cổng thông tin Defense One, bản thân Hoa Kỳ, khi đứng trước bối cảnh nêu trên, nói một cách nhẹ nhàng là đã không nỗ lực đủ để duy trì sự hiện diện của mình trong khu vực. Điển hình như sự chậm trễ trong việc giao vũ khí từ Mỹ có thể lên tới 7 năm, khiến chính quyền Ai Cập buộc phải tìm kiếm nhà cung cấp thay thế.

Hơn nữa Bộ chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ tại châu Phi đã tiến hành đánh giá nội bộ, theo đó khả năng tương thích của Lực lượng vũ trang Ai Cập với họ đã giảm xuống mức 30%. Đáng chú ý là sự xói mòn này không phải là sự lựa chọn có chủ ý của Cairo mà là hậu quả từ hành động của Washington.

Trong tình cảnh trên, rất ngạc nhiên khi được biết sự gián đoạn hợp tác quân sự với Cairo được Washington giải thích là “sự tiến bộ của Ai Cập trong lĩnh vực tuân thủ nhân quyền dường như vẫn chưa đủ”.

Theo các chuyên gia, đề xuất thoát khỏi tình trạng này của Mỹ cũng có vẻ khá thú vị, ngoài các thỏa thuận về Trại David được ký kết năm 1973, Nhà Trắng nên ký kết một thỏa thuận đảm bảo an ninh tương tự như hiệp ước Washington - Kyiv vừa ký kết gần đây với thời hạn 10 năm.

Sức mạnh quân sự đáng nể của Ai Cập.
Theo Defense One

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.