Quốc gia ASEAN mua 30 máy bay F/A-18 đã qua sử dụng để phối hợp cùng Su-30

GD&TĐ - Nhờ vào thương vụ mua bán này, Không quân Malaysia sẽ tăng gấp đôi phi đội máy bay chiến đấu của mình.

Quốc gia ASEAN mua 30 máy bay F/A-18 đã qua sử dụng để phối hợp cùng Su-30

Không quân Malaysia đang mong đợi một đợt tăng cường khá lớn gồm 30 máy bay chiến đấu F/A-18C/D, dự kiến ​​sẽ được ký hợp đồng trong năm nay.

Bên bán những chiếc tiêm kích này chính là Kuwait, quốc gia đang dần thay thế chúng bằng Eurofighter Typhoon với số lượng 28 chiếc, được mua với giá 8,7 tỷ đô la vào năm 2016.

Thứ trưởng Quốc phòng Malaysia - ông Adly Zaharie khi phát biểu trên tờ báo địa phương AstroAwani cho biết có mọi cơ hội để hoàn tất thỏa thuận. Hiện tại, họ đã nhận được sự chấp thuận cuối cùng từ Kuwait, nhưng cũng cần phải xin tất cả giấy phép từ Hoa Kỳ vì đây là hoạt động tái xuất.

Đồng thời, việc xử lý hợp đồng mua máy bay F/A-18 Hornet của Kuwait đã bắt đầu vào năm 2024.

Đặc biệt, chuyến thăm của một phái đoàn Malaysia tới đất nước Trung Đông này để kiểm tra máy bay chiến đấu đã diễn ra vào tháng 10 năm ngoái.

Malaysia biết chính xác phải tìm kiếm ở đâu và tìm kiếm cái gì, vì chính họ là những người vận hành máy bay F/A-18, trong đó có 8 chiếc đã đi vào hoạt động kể từ năm 1997. Hơn nữa, chúng được bảo dưỡng (ở mức bảo trì theo lịch trình trong vòng 12 năm) tại chính quốc gia sản xuất.

d9d67a0db283bd22.jpg
Tiêm kích F/A-18 và Su-30MKM của Không quân Malaysia.

Đối với Không quân Malaysia, 30 tiêm kích F/A-18 sẽ là sự tăng cường rất đáng kể, bởi vì hiện tại phi đội của họ (không tính F/A-18) bao gồm 18 Su-30MKM, 4 Hawk Mk 108 (huấn luyện - chiến đấu) và 12 Hawk Mk 208 là chiến đấu cơ hạng nhẹ. Dễ dàng nhận thấy sức mạnh tác chiến trên không của quốc gia này sẽ tăng vọt trong thời gian tới.

Một số nguồn tin vẫn chỉ ra 8 chiếc MiG-29, nhưng có thông tin cho rằng chúng đã ngừng hoạt động vào năm 2017.

Đây là những máy bay mới được ký hợp đồng mua từ Nga vào năm 1994, thuộc phiên bản MiG-29N (18 chiếc) và MiG-29NUB (2 chiếc) với giá 560 triệu đô la.

Trong quá trình hoạt động, 2 chiếc MiG-29 đã bị rơi, những máy bay còn lại dường như đã bị loại bỏ do tình trạng kỹ thuật không đạt yêu cầu và khó khăn trong việc bảo trì do vướng lệnh trừng phạt chống Nga.

Đối với Su-30, nước này đã học được cách tự sửa chữa tại các cơ sở của mình, ít nhất là theo thông tin chính thức. Những tiêm kích này được mua vào năm 2003 với giá 900 triệu đô la.

Có lẽ Ấn Độ đã tham gia vào việc thực hiện công việc bảo trì Su-30MKM, bởi vì phiên bản Su-30 của Malaysia có nhiều nét tương đồng với biến thể Su-30MKI của New Delhi.

Cũng cần nhớ lại rằng vào tháng 2 năm 2023, 18 chiếc FA-50 Block 20, tức là phiên bản máy bay chiến đấu hạng nhẹ hoàn chỉnh, đã được Malaysia đặt hàng từ Hàn Quốc với giá 920 triệu đô la. Lô 4 chiếc đầu tiên dự kiến ​​sẽ được giao vào cuối năm 2026.

Tiêm kích F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay Mỹ tấn công Houthi.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vẹt uyên ương.

Tình yêu trong thế giới loài chim

GD&TĐ - Loài chim từ lâu đã làm chúng ta say mê, không chỉ vì sự duyên dáng khi bay lượn, mà còn vì mối liên kết mà chúng tạo ra với nhau.