Quên sao Hỏa đi, đây mới là mảnh đất phù hợp với sự sống ngoài hành tinh nhất

Một hành tinh khổng lồ có tên LHS 1140b mới được phát hiện được các nhà khoa học cho là phù hợp nhất cho sự sống ngoài Trái Đất cách hệ Mặt Trời 39 năm ánh sáng.

Quên sao Hỏa đi, đây mới là mảnh đất phù hợp với sự sống ngoài hành tinh nhất

Theo tờ Daily Mail, LHS 1140b được coi là siêu Trái Đất tìm thấy quay quanh ngôi sao lùn M cách hệ Mặt Trời 39 năm ánh sáng.

LHS 1140b gần với ngôi sao lùn M hơn 10 lần khoảng cách giữa Trái đất so với Mặt trời nhưng vì ngôi sao mẹ mát hơn nên nó không bị rơi vào trạng thái siêu nóng khi ở khoảng cách gần. Hành tinh này cũng chỉ nhận được 1 lượng ánh sáng như Mặt trời chiếu vào Trái Đất.

Nhà thiên văn học Nicola Astudillo-defru thuộc đài quan sát Geneva tại Thụy Sĩ cho biết: "LHS 1140 quay chậm hơn và phát ra bức xạ năng lượng thấp hơn các ngôi sao khối lượng thấp tương tự".

Điều này quan trọng bởi vì lượng nhiệt và ánh sáng đến từ ngôi sao không nóng đến mức khiến chất lỏng không thể tồn tại trên bề mặt hành tinh, điều cần thiết cho sự sống.

LHS 1140b rộng khoảng 1,4 lần Trái Đất, nặng hơn 7 lần, được coi là hành tinh đá có lõi sắt dày đặc. Nó có thể hình thành ở vị trí hiện nay theo cách tương tự Trái Đất. Các nhà nghiên cứu cho rằng siêu tân binh này có thể là ứng viên sáng nhất trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Jason Dittmann ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard Smithsonia, ngưới đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi tìm thấy hành tinh này bằng phương pháp dịch chuyển. Khi nó đi qua giữa ngôi sao và Trái Đất, nó làm mờ ánh sáng phát ra từ ngôi sao, chúng tôi có thể đo độ mờ đi và xác định LHS 1140b".

Theo tờ Ibtimes, nhóm nghiên cứu phát hiện LHS 1140b nhận được lượng ánh sáng bằng 0,46 lần Trái Đất. Trong một nghiên cứu năm 2013, nhóm nhà khoa học khác nhận thấy hành tinh quay quanh ngôi sao lùn M có nhiệt độ bề mặt cho phép nước lỏng tồn tại nếu lượng ánh sáng chiếu đến bằng 0,2 - 0,8 lần ánh sáng chiếu đến Mặt Trời từ Trái Đất.

LHS 1140b nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống vùng xung quanh ngôi sao mẹ nơi hành tinh đá nhiều khả năng có nước lỏng nhất. Phát hiện này khá đặc biệt vì LHS 1140b là một ngôi sao lạnh nhỏ, không phát ra nhiều năng lượng như những ngôi sao khác.

Dittmann giải thích: "Phần lớn ngoại hành tinh được tìm thấy trước đây xoay quanh các ngôi sao tích cực hoạt động và điều đó có thể tác động tới sự ổn định của những tổ chức sinh vật tiềm ẩn trên bề mặt chúng. Ngôi sao mà LHS 1140b xoay quanh dường như khá bình lặng, do đó nó sẽ không phá hủy khí quyển hay bất cứ thứ gì trên bề mặt hành tinh".

Tuy nhiên để đi đến kết luận sự sống có xuất hiện ở đó hay không nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thêm nghiên cứu về những đặc điểm tương tự trên Trái Đất như có khí quyển hay không, khí oxy, CO2 và nước.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.