Quảng Trị: Nỗ lực vượt khó, nâng cao chất lượng giáo dục

GD&TĐ - Trước muôn vàn thách thức, khó khăn do dịch bệnh hoành hành, nhưng ngành GD&ĐT Quảng Trị đã nỗ lực vượt khó để gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm học 2021 – 2022.

Ông Hoàng Nam - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trao tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cho các tập thể đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục, đào tạo năm học 2021 – 2022.
Ông Hoàng Nam - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trao tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cho các tập thể đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục, đào tạo năm học 2021 – 2022.

Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định

Chiều 18/8, Sở GD&ĐT Quảng Trị tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2021 – 2022 và triển k​​hai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023.

Bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị phát biểu khai mạc hội nghị.

Bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị phát biểu khai mạc hội nghị.

Năm học 2021 – 2022 ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đứng trước những thuận lợi, thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen. Đặc biệt do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có các hoạt động của ngành GD&ĐT. Tuy vậy, ngành đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động dạy học và đạt được những kết quả tích cực.

Ngành đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh. Tham mưu, phối hợp chuẩn thức cho học sinh phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế;

Quy mô mạng lưới trường lớp được rà soát, sắp xếp lại tương đối hợp lý. Chất lượng giáo dục các cấp học được duy trì. Trong đó, đối với giáo dục mầm non, có 100% trẻ đến trường được học chương trình giáo dục mầm non và 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình; số trẻ suy dinh dưỡng giảm và ở mức thấp, từ 2,44 - 4,55%...

Đối với giáo dục tiểu học, tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 đạt 99,98%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 98,39%; tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,57%

Đối với giáo dục trung học, nhờ đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin; Bên cạnh đó, việc dạy học theo chuyên đề, dạy học tích hợp, giáo dục STEM, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh… được tổ chức dưới nhiều hình thức đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại tỉnh được tổ chức an toàn cả về chuyên môn và phòng, chống dịch bệnh. Ngành đã huy động các nguồn lực triển khai, trao tặng 650 máy tính bảng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Kết thúc năm 2021, ngành GD&ĐT đã hoàn thành đạt 1/1 chỉ tiêu cơ bản của tỉnh; chỉ số cải cách hành chính toàn ngành đứng vị thứ 1/20 sở, ngành (tăng 2 bậc vị thứ so với năm 2020); chỉ số hoàn thành nhiệm vụ toàn ngành đứng vị thứ 2/20 sở, ngành, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; ngành GD&ĐT đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Theo bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị, năm học 2021 – 2022, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, tổ chức cấp tỉnh và chính quyền địa phương, sự chia sẻ của nhân dân, sự quyết tâm của các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục… ngành Giáo dục đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ đề ra.

Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định. Chất lượng mũi nhọn phát triển khởi sắc. Bức tranh tổng thể của ngành Giáo dục tỉnh nhà có nhiều chuyển biến hết sức tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành GD&ĐT địa phương cũng còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy học theo Chương trình GDPT 2018; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở nhiều trường học chưa đáp ứng, không đồng bộ để triển khai dạy học trực tuyến qua internet; Một số trường sau khi sáp nhập còn có nhiều điểm trường và những điểm trường có khoảng cách xa nhau, khó khăn trong công tác quản lý, theo dõi tổ chức hoạt động dạy học; Việc giải quyết tình trạng giáo viên thừa thiếu cục bộ và việc điều động, biệt phái giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu khó khăn;...

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong năm học mới

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Hoàng Nam - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã biểu dương, ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, và đánh giá cao những đóng góp to lớn của ngành GD&ĐT trong sự nghiệp phát triển chung về kinh tế - xã hội cho địa phương trong một năm học đầy vất vả vừa qua.

Ông Hoàng Nam - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ông Hoàng Nam - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Đồng thời, ông Nam cũng đề nghị làm rõ hơn những khó khăn, bất cập, những tồn tại, vướng mắc của ngành GD&ĐT để xác định đúng nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Từ đó đề xuất được định hướng phù hợp, những nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn nữa trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, ông Nam cũng yêu cầu ngành GD&ĐT cần tập trung 7 nhiệm vụ trọng tâm cho học mới 2022 – 2023, gồm: Tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả và chuẩn bị sơ kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, của tỉnh về lĩnh vực GD&ĐT; Rà soát sắp xếp lại hợp lý mạng lưới trường lớp theo Kế hoạch của Tỉnh ủy và Đề án của UBND tỉnh theo hướng tăng quy mô và hiệu quả hoạt động;

Rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học đảm bảo hợp lý, khoa học, đặc biệt bố trí đủ giáo viên tiểu học dạy 2 buổi/ngày theo chương trình mới; Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng; Huy động, lồng ghép các nguồn lực, chương trình để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ưu tiên các trường học miền núi, vùng sâu, vùng xa;…

“Nhiệm vụ phát triển GD&ĐT trong giai đoạn sắp tới đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới, đặt ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề hơn nhưng cũng đứng trước những thách thức, khó khăn đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, mỗi thầy cô giáo phải tiếp tục nỗ lực và trách nhiệm cao hơn, phải thực sự đổi mới và sáng tạo nhiều hơn trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục.”, ông Nam nhấn mạnh.

Tại hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các cán bộ quản lý giáo dục trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương.

Tại hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các cán bộ quản lý giáo dục trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương.

Tại hội nghị, các cán bộ quản lý trong ngành GD&ĐT đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến nhằm làm rõ những kết quả, hạn chế chủ yếu của công tác quản lý giáo dục các cấp, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học mới 2022 - 2023.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Quảng Trị đã tặng Cờ thi đua cho 2 tập thể; tặng thưởng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cho 10 tập thể; cùng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 6 tập thể và 22 cá nhân đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục, đào tạo năm học 2021 – 2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.