Hơn 550 cán bộ, giáo viên ở Quảng Trị được trang bị kỹ năng truyền thông về giáo dục

GD&TĐ - Chiều 10/8, khóa tập huấn công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo do Báo GD&TĐ phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức đã kết thúc sau 3 ngày diễn ra, từ ngày 8 – 10/8.

Các cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo do Báo GD&TĐ phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức.
Các cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo do Báo GD&TĐ phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức.

Tham gia tập huấn có 554 học viên gồm các cán bộ, chuyên viên ngành giáo dục, giáo viên làm công tác truyền thông ở các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và được chia làm 3 lớp, với lịch tập huấn 1 lớp/ngày.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo GD&TĐ và Tiến sĩ Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tại hội nghị.
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo GD&TĐ và Tiến sĩ Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tại hội nghị.
Nhà báo Nguyễn Cao Cường - Tổng Giám đốc Công ty CSM, Hội nhà báo Việt Nam truyền đạt kinh nghiệm truyền thông cho các học viên.
Nhà báo Nguyễn Cao Cường - Tổng Giám đốc Công ty CSM, Hội nhà báo Việt Nam truyền đạt kinh nghiệm truyền thông cho các học viên.

Trong 3 ngày tập huấn, các học viên đã được các báo cáo viên, giảng viên cao cấp đến từ Báo GD&TĐ, Hội nhà báo Việt Nam, Cục truyền thông Bộ Công an và Tạp chí Công an nhân dân trao đổi, chia sẻ những nội dung, kỹ năng cần thiết về nghiệp vụ công tác truyền thông, cũng như cách xử lý khủng hoảng truyền thông.

Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an Nhân dân truyền đạt kinh nghiệm làm việc với các phóng viên, nhà báo cho các học viên.

Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an Nhân dân truyền đạt kinh nghiệm làm việc với các phóng viên, nhà báo cho các học viên.

Cụ thể: Kỹ năng tiếp cận và ứng xử với phóng viên, cơ quan báo chí và xử lý khủng hoảng truyền thông trong môi trường giáo dục; Vai trò của Truyền thông với sự nghiệp GD&ĐT theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Kỹ năng truyền thông, đặc biệt là truyền thông thời mạng xã hội, đăng các video ngắn (thời lượng 5-10 phút); Bạo lực học đường và cách ứng xử, giải quyết về bạo lực học đường; Định hướng truyền thông về giáo dục và đào tạo, kỹ năng truyền thông trong các cơ sở giáo dục, tuyên truyền cho ngành Giáo dục Quảng Trị trên Báo GD&TĐ; và Kỹ năng viết tin bài, đăng bài PR trên các chuyên mục phù hợp với báo online.

Nhà báo Đinh Công Thắng - Trưởng ban Truyền thông Báo GD&TĐ chia sẻ các kỹ năng viết tin bài, đăng bài PR trên báo online cho các học viên.

Nhà báo Đinh Công Thắng - Trưởng ban Truyền thông Báo GD&TĐ chia sẻ các kỹ năng viết tin bài, đăng bài PR trên báo online cho các học viên.

Thầy giáo Nguyễn Hoài Nam – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn chia sẻ: Trong thời gian qua, nhà trường từng được làm việc với rất nhiều cơ quan báo chí. Việc phối hợp với các cơ quan báo chí trong công tác truyền thông là rất cần thiết. Có nhiều nội dung công việc, tâm tư, tình cảm của học sinh, phụ huynh được báo chí phản ánh. Đây là kênh giúp nhà trường nắm bắt phản biện dư luận xã hội, từ đó thực hiện tốt hiện nhiệm vụ giáo dục. Vì thế, việc tổ chức tập huấn công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo là hết sức bổ ích và thiết thực trong quá trình thực hiện các hoạt động quản lý của nhà trường.

“Tham gia tập huấn tôi đã được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng, cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm để làm việc với phóng viên, cách phát ngôn trước báo chí và cách ứng xử những vấn đề khủng hoảng truyền thông trong giáo dục. Cũng như hiểu thêm tầm quan trọng của truyền thông đối với hoạt động giáo dục đào tạo. Từ đó tăng cường vai trò giáo dục pháp luật cho học sinh, cũng như giáo viên trong trường”, thầy Nguyễn Hoài Nam nói.

Toàn cảnh một lớp tập huấn.

Toàn cảnh một lớp tập huấn.

Theo Tiến sĩ Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, trong tình hình hiện nay, công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo là hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết. Việc chủ động phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan thông tấn báo chí, tăng cường phản biện xã hội, xử lý hiệu quả các vụ việc báo chí phản ánh của ngành Giáo dục Quảng Trị nói chung, của các đơn vị trường học nói riêng trong thời gian qua đã góp phần định hướng, tạo niềm tin của xã hội; giúp xã hội hiểu, chia sẻ, đồng thuận và ủng hộ các chủ trương đổi mới của ngành; huy động sự vào cuộc của toàn xã hội trong việc thực hiện lộ trình đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Mục đích tổ chức tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản dành cho người phát ngôn, cán bộ trực tiếp làm công tác truyền thông; nâng cao chất lượng công tác truyền thông cho đội ngũ của ngành giáo dục để tuyên truyền chính xác, kịp thời và hiệu quả chủ trương, chính sách về giáo dục cũng như những chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT, của tỉnh Quảng Trị và Sở GD&ĐT, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội.

Bên cạnh đó giúp nâng cao kiến thức về công tác truyền thông, trang bị kỹ năng giao tiếp, trả lời phỏng vấn, kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí, kỹ năng viết tin, bài, cách sử dụng mạng xã hội để thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông nội bộ trong giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.