Quảng Ngãi chỉnh tuyến, nắn đường để bảo vệ di sản

GD&TĐ - Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi quyết định chỉnh tuyến, nắn đường dẫn vào khu di tích văn hóa Sa Huỳnh để bảo vệ di sản đầm An Khê.

Đầm An Khê gắn kết chặt chẽ với di sản văn hoá Sa Huỳnh.
Đầm An Khê gắn kết chặt chẽ với di sản văn hoá Sa Huỳnh.

Để thúc đẩy phát triển du lịch và khai phá khu di tích văn hóa Sa Huỳnh có niên đại 2.000 - 3.000 năm, vào năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư tuyến đường Quốc lộ 1 - Khu di tích Sa Huỳnh.

Công trình có chiều dài 1,8km với tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng, điểm đầu nối Quốc lộ 1 qua địa bàn xã Phổ Khánh, đi men theo rìa đầm An Khê và điểm cuối là Nhà trưng bày di tích văn hóa Sa Huỳnh. Hiện, công trình đã thi công đạt khoảng 75% khối lượng.

Ông Võ Thành Trung, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi (Ban quản lý) cho biết, theo thiết kế ban đầu, tuyến đường sẽ từ Quốc lộ 1 chạy men theo nhà dân cách đầm An Khê khoảng 10m. Tại khu vực đồi cát cao tầm 15m, tuyến đường sẽ tạo vòng cánh cung đi ngang qua khu vực mặt nước của đầm An Khê rồi đi qua khu đất nông nghiệp trước khi đến điểm cuối là Nhà trưng bày di tích văn hóa Sa Huỳnh.

Tuy nhiên, nếu theo thiết kế trên thì phải đổ đất lên một phần mặt nước đầm An Khê để tạo nền đường, như thế sẽ xâm phạm di sản. Do đó, Ban quản lý cùng các cơ quan liên quan đã họp bàn và đưa ra phương án cuối cùng là chỉnh tuyến đường đi xuyên qua đồi cát.

Phương án đi xuyên qua đồi cát được dư luận ủng hộ.

Phương án đi xuyên qua đồi cát được dư luận ủng hộ.

Theo ông Trung, khó khăn lớn nhất của dự án này là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi toàn tuyến còn vướng 4 trường hợp. Đơn vị cùng các cơ quan liên quan đang tập trung giải quyết những tồn tại để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công và hoàn thành công trình trong năm 2022.

Đầm An Khê dài 3,5km, rộng 1km, là đầm nước lớn nhất Quảng Ngãi với diện tích mặt nước là 347ha, nằm ở vùng giáp ranh giữa xã Phổ Khánh và phường Phổ Thạnh của thị xã Đức Phổ. Theo các nhà khoa học, đầm An Khê có vai trò quan trọng trong sinh kế của cư dân Sa Huỳnh cổ, nơi đây là điểm gắn kết chặt chẽ với di sản văn hoá Sa Huỳnh có niên đại hàng ngàn năm tuổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...