Quan trọng nhất, các trường phải đảm bảo chất lượng

Quan trọng nhất, các trường phải đảm bảo chất lượng

(GD&TĐ) - Nhiều thí sinh dư điểm vào một trường NCL hay một ngành nào đó của trường công, nhưng vẫn không theo học mà đợi để được học ngành, trường mình yêu thích. Chỉ có chất lượng của các trường mới giải quyết được vấn đề đủ hay thiếu nguồn tuyển. PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM góp ý.

Đa số thí sinh lựa chọn ngành học, trường đại học mà mình yêu thích
 Đa số thí sinh lựa chọn ngành học, trường đại học mà mình yêu thích

Việc  đặt ra điểm sàn là nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH, ở khâu đầu vào. Về mặt lý thuyết cách tính ấy là đơn giản, gọn nhẹ khi chỉ tiêu của các trường bao nhiêu, Bộ chỉ cần kéo mức điểm sàn xuống cho số lượng thí sinh đủ và dôi dư hơn là được.

Tuy nhiên, nhận thức và tâm lý chọn trường, chọn nghề của thí sinh hiện nay đã thay đổi nhiều. Các em có thể dư điểm vào một trường NCL hay một ngành nào đó của trường công nhưng vẫn không theo học mà đợi cơ hội để được học ngành mình yêu thích.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng
PGS-TS Đỗ Văn Dũng

Từ thực tế đó cho thấy điều quan trọng là chúng ta cần phải nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, đặc biệt là hệ thống trường NCL hiện nay.

Không thể phủ nhận, nhiều trường NCL vẫn chủ yếu nặng về yếu tố làm kinh doanh, thiếu sự đầu tư trong một thời gian dài nên không thể hút thí sinh.

Vì vậy, dù Bộ có thay đổi điểm sàn theo hướng rộng cửa cho các trường mà các trường không tập trung nâng cao chất lượng, uy tín, thương hiệu thì vẫn rất khó giải quyết bài toán thiếu hụt.

Một SV bỏ tiền ra học, tất nhiên  phải mong được học trong môi trường chất lượng, có sự đầu tư, khi ra trường phải xin được việc.

Chất lượng đào tạo chưa tốt, cộng thêm chính sách không tuyển SV tại chức, NCL ở một vài địa phương…khiến cho nhiều thí sinh, dù đủ điểm đậu nhưng vẫn không có động lực, không dám theo học một số trường, bởi e ngại.

Hiện có một số ý kiến đề xuất là nên có mức điểm sàn theo từng khu vực, vùng miền tôi thấy đó là một đề xuất không hề hợp lý. Đơn giản về mặt chất lượng các vùng miền cần phải ngang nhau. Bởi trong xu thế dịch chuyển lao động hiện nay, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự dịch chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị là chủ yếu.

Bộ GD-ĐT cần tập trung siết mạnh chất lượng đào tạo của các trường hơn là vấn đề điều kiện (điểm sàn) cho thí sinh khi nhập học như hiện nay. Vì nếu có hạ điểm sàn xuống thấp hơn năm ngoái, nâng rộng phổ điểm trong khi chất lượng đào tạo các trường không nâng lên thì người học vẫn sẽ quay lưng mà thôi. 

Từ ngày 2/3, Báo Giáo dục & Thời đại (gdtd.vn) và Báo Dân trí (dantri.vn) mở diễn đàn “Hiến kế xây dựng phương án điểm sàn mùa tuyển sinh 2013”. Các phương án của bạn đọc đề xuất sẽ được đăng tải trên báo để trao đổi, tranh luận. Mọi ý kiến tham gia diễn đàn xin gửi về email: diemsan2013@gmail.com

       TS Đỗ Văn Dũng - Phó hiệu trưởng trường ĐH SPKT TPHCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.