Quân đội Hàn Quốc: Từ "bãi rác quân sự" lọt vào tốp 10 thế giới
Theo trang mạng Topwar, trong vòng 60 năm sau khi chấm dứt chiến tranh với Triều Tiên, Hàn Quốc luôn đặt trong tình trạng chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang mới với Bình Nhưỡng. Vì thế, Seoul đã xây dựng được các lực lượng vũ trang mạnh mẽ.
Trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hàn Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng. Các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc dù rất đông nhưng thực chất là "bãi rác" của những thiết bị quân sự cũ kỹ từ Mỹ.
Từ những năm 90, tình hình bắt đầu cải thiện và tính đến thời điểm hiện nay đã có những thay đổi đáng ghi nhận. Công tác nhập khẩu thiết bị quân sự được thực hiện một cách đa dạng hóa và điều quan trọng là Hàn Quốc đã bắt đầu sản xuất nhiều loại vũ khí, đáp ứng được những tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.
Dưới đây là cái nhìn tổng quan về số lượng các loại vũ khí mà quân đội Hàn Quốc hiện có:
Xe tăng - thiết giáp: Hiện nay, Hàn Quốc sở hữu 1.027 xe tăng K1 và 434 xe tăng K1A1/2. Mẫu xe tăng K2 mà Hàn Quốc coi là tốt nhất thế giới đã được chế tạo với số lượng không dưới 100 chiếc và theo kế hoạch, con số này sẽ lên tới 206 chiếc.
Trong số những xe tăng hiện đại của Hàn Quốc còn có 43 xe tăng T-80U của Nga. Ngoài ra, trong biên chế quân đội Hàn Quốc hiện vẫn còn các xe tăng M48 cũ (730 chiếc A5 và 381 chiếc A3) và 531 chiếc xe tăng cổ M47 của Mỹ.
Xe tăng K-1 Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật
Quân đội Hàn Quốc sở hữu số lượng lớn các xe chiến đấu bộ binh hiện đại – 67 xe BMP-3 của Nga, tới 1.956 xe K200 và 400 chiếc K21 do Hàn Quốc tự chế tạo.
Chiếc K21 cũng được quốc gia này coi là tốt nhất trên thế giới. Tổng cộng sẽ có 900 chiếc xe tương tự được sản xuất.
Trong số 1.000 xe bọc thép hiện có của Hàn Quốc thì có tới 420 chiếc M113 của Mỹ (phần lớn đang được bảo quản trong kho), 300 chiếc BV-206 của Thụy Điển, 275 chiếc KM-900 do Hàn Quốc tự thiết kế (bản sao "Fiat-6614" của Ý và phần lớn đang được bảo quản trong kho).
Pháo:
- Pháo tự hành:
Không dưới 910 khẩu pháo tự hành K9 đã được xuất xưởng, tổng cộng sẽ lên đến 1.136 khẩu.
Hiện nay, quân đội Hàn Quốc sở hữu 1.042 khẩu K55A1 155mm và 13 khẩu M110 của Mỹ (thêm 100 khẩu đang được bảo quản trong kho).
Dự kiến lực lượng này sẽ tiếp nhận tới 800 khẩu pháo tự hành EVO-105 được chế tạo trên cơ sở pháo M101. Hiện nay trong kho vũ khí bảo quản của Hàn Quốc còn có tới 100 khẩu pháo tự hành M107 đời cũ của Mỹ.
Pháo tự hành K-9
- Pháo kéo: Có tới 1.988 khẩu pháo kéo M101 của Mỹ và bản sao KM101 của Hàn Quốc, 21 khẩu KH-178 (sao chép M101), 988 khẩu M11 (Mỹ), 860 khẩu KH-179 được Hàn Quốc nâng cấp sâu, 100 khẩu M115 của Mỹ.
- Pháo cối: có tới 4.000 khẩu KM-29, 1.840 khẩu M-30, 500 khẩu K532 cũng như K281A1 và K242.
- Pháo phản lực phóng loạt: Hệ thống pháo phản lực bắn loạt gồm 156 khẩu K136/A1 do Hàn Quốc tự chế, 58 khẩu M270/A1 của Mỹ. Quân đội Hàn Quốc còn được trang bị vài nghìn hệ thống tên lửa chống tăng TOW của Mỹ và 226 tên lửa chống tăng Metis của Nga.
Hệ thống phòng không: bao gồm 114 tổ hợp tên lửa phòng không tối tân nhất K-SAM do Hàn Quốc tự chế tạo, 8 tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn có khoảng 1.000 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai như 60 tên lửa Red Eye và 133 tên lửa Stinger của Mỹ, 350 tên lửa Javelin của Anh 406 tên lửa Mistral của Pháp, 50 tên lửa Igla của Nga, gần 200 pháo phòng không (60 khẩu M167 Vulcan của Mỹ, 36 khẩu GDF-003 và 80 khẩu L/60/L/70 của Thụy Sĩ).
Hệ thống phòng không Patriot tại căn cứ không quân Osan.
Máy bay quân sự:
- Trực thăng của lục quân và cảnh sát vũ trang: bao gồm từ 60 đến 90 trực thăng chiến đấu AH-1S Cobra của Mỹ.
Ngoài ra còn có khoảng 500 trực thăng đa năng và vận tải: Gần 130 chiếc Huge-500MD, 4-9 chiếc MD-500D, 38 chiếc CH-47D, 100 chiếc UH-60P, 120 chiếc UH-1H, 12 chiếc Bo-105, 40 chiếc KUH-1, 3 chiếc Bell-212, 3 chiếc Bell-412. Bo-105 do Đức sản xuất, KUH-1 do Hàn Quốc tự chế tạo, còn lại là của Mỹ.
- Máy bay chiến đấu của không quân: Không quân Hàn Quốc sở hữu hơn 500 máy bay chiến đấu, hiện đại nhất là 60 chiếc F-15K và 168 chiếc F-16 (118 chiếc F-16C và 50 chiếc F-16D), cũng như các máy bay FA-50 (tự sản xuất).
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều vũ khí lạc hậu hơn như 58 chiếc F-4E (thêm 43 chiếc F4D và 14 chiếc F-4E đang được bảo quản trong kho) và 190 chiếc F-5 (112 chiếc F-5E, 42 chiếc KF-5E, 19 chiếc F-5F, 17 chiếc KF-5F).
- Máy bay vận tải của không quân: gồm 16 chiếc C-130 của Mỹ (8 chiếc phiên bản H, 4 chiếc H-30, 4 chiếc J), 20 chiếc CN-235M của Tây Ban Nha, 10 chiếc An-2 được mua của Ba Lan (cũng giống như Triều Tiên, các máy bay này được sử dụng để vận chuyển lính biệt kích). Ngoài ra còn có 4 máy bay vận chuyển tướng lĩnh chỉ huy cấp cao.
Máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 của Hàn Quốc
- Máy bay huấn luyện của Không quân: Máy bay huấn luyện chính của Không quân Hàn Quốc là T-50 do nước này tự thiết kế. Hiện nay có 54 chiếc T-50 (phiên bản huấn luyện), 22 chiếc TA-50 (huấn luyện – chiến đấu, đánh chặn hạng nhẹ), 9 chiếc T-50B (biểu diễn).
Bên cạnh đó là 85 chiếc máy bay KT-1 do Hàn Quốc thiết kết, 22 chiếc Il-103 của Nga, 2-3 chiếc CAP-10B của Pháp.
- Trực thăng đa nhiệm và vận tải của Không quân: các máy bay trực thăng đa nhiệm và vận tải của Không quân Hàn Quốc chủ yếu do Mỹ sản xuất, gồm 3 chiếc Bell-412EP, 3 chiếc S-92A, 8 chiếc VH-60P. Bên cạnh đó còn 2 chiếc AS332L của Pháp, 7 chiếc Ka-32 của Nga. Các máy bay cứu hộ gồm 5 chiếc HH-47D, 18 chiếc HH-60P.
- Máy bay của Không quân Hải quân: gồm 18 máy bay tuần tra P-3 của Mỹ, 5 chiếc Cessna F406 Caravan đa năng, 24 chiếc trực thăng săn ngầm Lynx Mk99 của Anh và 1 chiếc AW159 đời mới nhất của Châu Âu, tới 6 chiếc SA319B của Pháp, 8-9 chiếc UH-60P của Mỹ và 11 chiếc UH-1H.
- Máy bay của Tuần duyên: Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc được trang bị 6 máy bay và 18 trực thăng.
Tàu chiến:
Hải quân Hàn Quốc có 3 hạm đội - hạm đội 1 (có căn cứ tại Donghae), hạm đội 2 (đóng tại Pyeongtaek), hạm đội 3 (đóng tại Mokpo).
- Hạm đội tàu ngầm: gồm 13 chiếc - 9 chiếc thuộc Type 209/1200 và 4 chiếc mới nhất thuộc lớp 214/1700 (sẽ đóng thêm 5 chiếc). Có 2 chiếc tàu ngầm đột kích siêu nhỏ lớp Dolgorae (thêm 1 chiếc đang được bảo quản trong kho).
- Tàu khu trục: Tổng cộng Hàn Quốc có 12 chiếc tàu khu trục sản xuất trong nước, trong đó có một số tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại.
Tàu khu trục dẫn đường lớp Sejong Đại đế
- Khinh hạm/tàu hộ tống: khinh hạm Ulsan (7 chiếc thêm 2 chiếc đang được bảo quản trong kho) được cho là lỗi thời. Thay vào đó, Hàn Quốc đang chế tạo các khinh hạm lớp Incheon để thay thế (4 chiếc đang trong quá trình chế tạo, dự kiến không dưới 18 chiếc sẽ được xuất xưởng).
Hải quân Hàn Quốc còn có 18 tàu lớp Pohang (thêm 2 chiếc đang được bảo quản trong kho), 3 chiếc lớp Tonghae được sử dụng như tàu huấn luyện.
Công tác bảo vệ lãnh hải và bờ biển do 63-75 tàu tuần tra lớp Chamsuri đảm nhiệm cùng với nhiều tàu tuần tra loại nhỏ của lực lượng tuần duyên.
- Tàu rải/quét mìn: bao gồm 1 tàu rải mìn lớp Wonsan, 6 tàu quét mìn của Ý, 3 tàu quét mìn lớp Yangyang do Hàn Quốc chế tạo.
- Tàu đổ bộ: Lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc sở hữu 1 tàu đổ bộ đa năng lớp Dokdo, 4 tàu đổ bộ huấn luyện lớp Go Jun Bong và 1 tàu lớp Cheon Wang Bong (thêm 3 chiếc nữa sẽ được đóng mới), cũng như 8 chiếc tàu đổ bộ đệm khí – 3 chiếc thuộc đề án 1206.1 lớp Murena (do Nga sản xuất).
Theo Topwar, có thể thấy lực lượng vũ trang Hàn Quốc nằm trong tốp 10 quân đội mạnh nhất thế giới, với mức độ huấn luyện chiến đấu cao. Rất nhiều mẫu vũ khí và thiết bị quân sự đang trong giai đoạn chế tạo.
Cùng với Nga, Hàn Quốc cũng thiết kế hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có những tính năng kỹ thuật tương tự S-400. Tất cả những vũ khí này giúp Hàn Quốc đẩy lùi được cuộc tấn công của quân đội Triều Tiên.
Tên lửa:
Để đáp lại chương trình tên lửa của Triều Tiên, Hàn Quốc đang phát triển chương trình tương tự. Hiện nay, lực lượng lục quân Hàn Quốc có không dưới 30 tên lửa chiến thuật cơ động Hyunmoo-1 (tầm bắn 180km) và gần 100 tên lửa Hyunmoo-2A phóng từ hầm ngầm (tầm bắn 300km).
Dự kiến quân đội Hàn Quốc sẽ tiếp nhận số lượng lớn các tên lửa Hyunmoo-3 với tầm bắn từ 500-1.500km.