Quan chức Mỹ thừa nhận NATO không tung quân vào, Kiev sẽ thất bại

GD&TĐ - Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các nước NATO sẽ có thể đưa quân tới Ukraine, nếu họ không muốn nhìn thấy chiến thắng của Quân đội Nga.

Ông Edward Luttwak
Ông Edward Luttwak

Hồi tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố sẵn sàng gửi binh sĩ sang Ukraine.

Mặc dù ý kiến của ông không nhận được sự đồng thuận của các quan chức NATO, nhưng một số nước riêng rẽ như Ba Lan hay các nước Baltic đã bày tỏ ý kiến ủng hộ.

Hiện nay, chính phủ các nước thuộc NATO vẫn chưa đưa ra các ý kiến chính thức nhưng một số quan chức cao cấp của họ đã bày tỏ các ý kiến cá nhân của mình.

Trong đó, một số quan chức Mỹ đã ủng hộ việc khối Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây dương gửi quân đến giúp đỡ Ukraine.

Hôm 04/4, Cố vấn chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ là ông Edward Luttwak tuyên bố rằng, các nước thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ buộc phải gửi quân tới hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Ukraine, nếu không muốn nhìn thấy đồng minh Kiev thất bại dưới tay Moscow.

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thắn chỉ ra rằng, nếu không có sự trợ giúp của binh sĩ NATO, Lực lượng Vũ trang Ukraine không thể chiến thắng được Quân đội Nga.

Ông nhắc lại rằng, các đồng minh NATO của Mỹ ở châu Âu là Anh, Pháp và các nước Bắc Âu đã chuẩn bị đưa quân tới Ukraine, nhưng ở thời điểm này sự hỗ trợ mới tạm dừng ở mức là các chuyên gia quân sự cùng với các đơn vị tinh nhuệ nhỏ và nhân viên hỗ trợ.

Theo vị cố vấn của Bộ ngoại giao Mỹ, ngay cả ở mức hỗ trợ hạn chế này, lực lượng của NATO cũng đã giúp Lực lượng vũ trang Ukraine giảm bớt một phần gánh nặng ở hậu phương và gửi thêm quân nhân Ukraine ra mặt trận.

Ông Edward Luttwak chỉ ra rằng, trong trường hợp một cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra với Nga, gánh nặng chính của cuộc chiến cả về nhân lực lẫn vật lực sẽ do các quốc gia châu Âu gánh chịu, vì Mỹ có những lo ngại khác.

Vị cố vấn chính trị của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, trong thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ không thể cung cấp hơn 40 nghìn binh sĩ do căng thẳng trong quan hệ ở châu Á-Thái Bình Dương, nên Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha phải cung cấp quân đội của họ cho một cuộc chiến tiềm tàng xảy ra ở châu Âu.

Trước ông Edward Luttwak, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Estonia là ông Hanno Pevkur cũng đã để ngỏ khả năng đưa binh sĩ châu Âu thuộc NATO tới Ukraine, nhưng ông thận trọng nói rõ thêm rằng, quân nhân châu Âu ở Ukraine sẽ không xuống chiến hào để chiến đấu trực tiếp với quân Nga.

Tùy chọn này đã bị loại trừ hoàn toàn, bởi Ukraine chưa phải là thành viên của khối này và NATO cũng không phải là bên tham chiến với Nga.

Theo người đứng đầu Bộ quốc phòng Estonia cho biết, mỗi quốc gia NATO nên đưa binh sĩ đến giúp đỡ Quân đội Ukraine, nhưng họ không phải tham gia vào các cuộc chiến thực sự, mà sẽ bảo vệ hậu phương, cho Quân đội Ukraine rảnh tay tăng quân ra tiền tuyến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.