Ông Gernot Erler là điều phối viên của chính phủ Đức với Nga. Ông cho biết London cần đưa ra bằng chứng Moscow phạm tội sau khi trung tâm nghiên cứu quân sự Porton Down của Anh cho biết họ không thể xác định được chất độc thần kinh sử dụng trong vụ tấn công có nguồn gốc từ Nga.
“Điều đó trái ngược với những gì trước đó tôi đã nghe từ các nhà chính trị Anh và nó sẽ tạo áp lực lên Anh phải đưa ra thêm bằng chứng rằng các dấu vết đều dẫn đến Moscow” – ông Erler nói với Đài phát thanh Đức ARD.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson trước đó đã nói rằng các nhà khoa học ở Porton Down đã “phân loại” chất độc thần kinh có nguồn gốc từ Anh. Sau tiết lộ hôm thứ 3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Anh đã xóa một tuyên bố đổ lỗi cho Nga tương tự từ trên tài khoản Twitter của mình.
Ông Erler nói thêm rằng những tuyên bố trái ngược này từ London đã gây nghi ngờ đối với tuyên bố của Thủ tướng Anh Theresa May và chính quyền của bà. Theo đó, trích lời thông tin tình báo bí mật, chính quyền Anh đã cho rằng Tổng thống Nga Putin có thể đã ra lệnh tấn công cựu điệp viên 2 mang Sergei Skripal và con gái ông bằng chất độc thần kinh ngày 4/3 vừa qua.
“Những báo cáo này không được công khai và giờ đây có thêm áp lực cần đưa ra thêm thông tin như vậy, nếu không toàn bộ sự việc sẽ không minh bạch” – ông nói.
Khi được hỏi ai chịu trách nhiệm cho vụ tấn công trên, ông Erler chỉ trả lời đơn giản: “Tôi không biết”.
Ông Erler là quan chức Đức thứ 2 trong tuần này công khai khiển trách Anh về việc xử lý vấn đề. Hôm thứ 3 vừa qua, ông North Rhine – Phó chủ tịch Liên đoàn dân chủ Thiên chúa giáo của bà Angela Merkel nói: “Nếu buộc tất cả các thành viên NATO thể hiện sự đoàn kết thì phải có bằng chứng xác thực? Bạn có thể nghĩ về Nga thế nào tùy bạn nhưng tôi đã biết được một cách khác để cư xử với các nước nhờ vào việc nghiên cứu luật quốc tế”.
Ông Skripal là một cựu điệp viên Nga, sau đó ông làm việc cho tình báo Anh. Đầu tháng 3 vừa qua ông và con gái Yulia đã phải nhập viện sau khi tiếp xúc với cái mà các chuyên gia Anh cho là chất độc thần kinh A-234. Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga tạo ra vụ tấn công này và đã trục xuất 23 nhà ngoại giao. Liên minh châu Âu cũng thể hiện sự nhất trí với Anh.
Nga đã cực lực phản bác các cáo buộc liên quan tới vụ hạ độc Skripal và đưa ra đề nghị hỗ trợ điều tra. Moscow yêu cầu Anh đưa ra mẫu chất hóa học được dùng để hạ độc Skripal nhưng chưa được đáp ứng, dẫn đến nghi ngờ rằng cáo buộc của Anh không có căn cứ. Để đáp trả, Nga cũng trục xuất các nhà ngoại giao Anh và yêu cầu Hội đồng Anh dừng các hoạt động ở Nga.