“London sẽ phải xin lỗi” về vụ Skripal

GD&TĐ - London cuối cùng sẽ phải xin lỗi về những cáo buộc vô căn cứ chống lại Moscow trong vụ hạ độc điệp viên Skripal – phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sau khi một phòng thí nghiệm quân sự của Anh thừa nhận không tìm thấy sự liên quan của Moscow trong vụ việc này.

Thủ tướng Anh Theresa May và một nhân viên an ninh
Thủ tướng Anh Theresa May và một nhân viên an ninh

Ông Peskov cho biết ông tin rằng các cáo buộc chống lại Moscow sẽ không bao giờ được khẳng định: Bộ trưởng Ngoại giao Anh – người đã cáo buộc Tổng thống Putin - và Thủ Tướng Anh sẽ nhìn vào mắt những người đồng nhiệm ở Liên minh châu Âu như thế nào sau những gì 2 người đã nói với họ” – ông Peskov nói – “Họ sẽ phải xin lỗi phía Nga. Nhưng tất nhiên, vẫn còn một chặng đường dài và vụ việc ngốc nghếch này đã đi quá xa”.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin nói rằng ông đang chờ phiên họp khẩn cấp sắp tới với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) với hy vọng chấm dứt vụ án Skripal.

“Chúng tôi đã chuẩn bị ít nhất 20 câu hỏi để thảo luận. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc thảo luận này sẽ chấm dứt vụ án trên” – ông Putin nói với các phóng viên ở Ankara – nơi ông đang có một cuộc họp báo chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Ông Skripal là một cựu điệp viên Nga, sau đó ông làm việc cho tình báo Anh. Đầu tháng 3 vừa qua ông và con gái Yulia đã phải nhập viện sau khi tiếp xúc với cái mà các chuyên gia Anh cho là chất độc thần kinh A-234. Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga tạo ra vụ tấn công này và đã trục xuất 23 nhà ngoại giao. Liên minh châu Âu cũng thể hiện sự nhất trí với Anh.

Nga đã cực lực phản bác các cáo buộc liên quan tới vụ hạ độc Skripal và đưa ra đề nghị hỗ trợ điều tra. Moscow yêu cầu Anh đưa ra mẫu chất hóa học được dùng để hạ độc Skripal nhưng chưa được đáp ứng, dẫn đến nghi ngờ rằng cáo buộc của Anh không có căn cứ. Để đáp trả, Nga cũng trục xuất các nhà ngoại giao Anh và yêu cầu Hội đồng Anh dừng các hoạt động ở Nga.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...