Quả bóng đặc biệt lần đầu được sử dụng tại World Cup 2022

GD&TĐ - Quả bóng chính thức tại World Cup 2022 được thiết kế bay nhanh hơn, chính xác hơn nhờ lần đầu tiên sử dụng công nghệ lõi sáng tạo CTR-CORE.

Quả bóng đặc biệt lần đầu được sử dụng tại World Cup 2022

Quả bóng đặc biệt này có tên Al Rihla, do Công ty Adidas sản xuất và lần đầu tiên được sử dụng tại World Cup 2022 trên đất Qatar.

Al Rihla được mô tả ‘bay nhanh hơn bất kỳ quả bóng nào khác trong lịch sử World Cup’. “Thiết kế mới cho phép Al Rihla duy trì tốc độ cao hơn đáng kể khi bay trong không khí”, Franziska Loeffelmann - Giám đốc thiết kế Football Graphics & Hardwear của Adidas, cho biết.

Nó là trái bóng đầu tiên trang bị công nghệ lõi sáng tạo CTR-CORE, bao gồm một con chip nằm ở trung tâm có thể theo dõi mỗi lần cầu thủ chạm bóng với tốc độ 500 lần trên giây.

Thiết kế còn có một hệ thống treo sử dụng cảm biến chuyển động 500 Hz đo lường quán tính (IMU), cho phép thu thập dữ liệu chuyển động của trái bóng với độ chính xác cao và gửi đến tổ trọng tài video trong suốt trận đấu.

Trái bóng World Cup 2022 sử dụng công nghệ đặc biệt khiến nó bay nhanh và chính xác hơn.

Trái bóng World Cup 2022 sử dụng công nghệ đặc biệt khiến nó bay nhanh và chính xác hơn.

Vì vậy, nó cũng sẽ giúp cải thiện các quyết định bằng VAR. Hệ thống VAR cũ mất 70 giây để xác định chính thức một trường hợp việt vị nhưng CTR-CORE có thể giúp đưa ra quyết định chỉ sau 25 giây.

“Công nghệ mới hoàn toàn vô hình mà các cầu thủ không thể cảm nhận được. Nó cũng không ảnh hưởng gì đến hiệu suất của họ” - đại diện hãng Adidas nói thêm.

Al Rihla trong tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘cuộc hành trình’, với hy vọng sử dụng bóng đá như một phương tiện để thúc đẩy những thay đổi xã hội tích cực.

World Cup 2022 diễn ra ở Qatar, gồm 32 đội được chia làm 8 bảng với 2 đội đứng đầu sẽ giành quyền vào vòng 1/8.

Trận khai mạc sẽ diễn ra giữa Qatar và Ecuador lúc 17h ngày 21/11/2022, trận chung kết diễn ra vào ngày 18/12 nhân kỷ niệm quốc khánh của nước chủ nhà.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.