Việt Nam đề xuất 6 hợp tác về y tế trong APEC

GD&TĐ -Ngày 21/8, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp (SOM 3) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan, Cuộc họp Nhóm công tác Y tế (HWG) lần thứ 2 đã diễn ra tại Khách sạn Sheraton, TPHCM. 

Tàn cảnh cuộc họp Nhóm công tác Y tế (HWG) lần thứ 2 sáng nay
Tàn cảnh cuộc họp Nhóm công tác Y tế (HWG) lần thứ 2 sáng nay

Tham dự Cuộc họp có hơn 200 đại biểu đến từ 20 nền kinh tế APEC, các quan sát viên chính thức gồm Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Ban Thư ký APEC quốc tế, Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), đại diện một số tổ chức quốc tế và khu vực liên quan (WB, PAHO, LSIF, EPWG), và đại diện các Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện của Bộ Y tế Việt Nam, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại phiên họp sáng nay, 14 báo cáo đề xuất mới của các nền kinh tế cho năm 2018 đã được trình bày. Trong đó, Việt Nam đã trình bày 6 đề xuất về hợp tác y tế trong APEC gồm: 1. Hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm Thực hành tốt liên quan đến Dịch tễ học, Lâm sàng, Xét nghiệm về Zika và Sốt xuất huyết và Phát triển Vaccine.  

2. Hội thảo quốc tế Chia sẻ Các Đáp ứng Chính sách nhằm Cải thiện Tiếp cận và Sử dụng Dịch vụ Y tế Sinh sản và Tình dục cho các Dân tộc dễ bị tổn thương trong các nền kinh tế APEC. 3. Hội thảo Chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi để phòng chống các bệnh không lây nhiễm. 4. Hội thảo Tăng cường Năng lực Chăm sóc Người cao tuổi trong APEC.

5. Nghiên cứu hợp tác về Giám sát Kháng Colistin trong Nhiễm khuẩn đường ruột. 6. Hội thảo quốc tế Thích ứng với Già hóa dân số. Các đề xuất của Việt Nam đều nhận được sự ủng hộ cao của các nền kinh tế và sự bày tỏ sẵn sàng đồng tài trợ cho các đề xuất của Việt Nam.       

Các đại biểu tại cuộc họp
               Các đại biểu tại cuộc họp

Phát biểu khai mạc cuộc họp , GS. TS. Lê Quang Cường- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Y tế là một cấu phần quan trọng trong phát triển kinh tế và thương mại và hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.  Đầu tư cho y tế là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững. Sức khoẻ tốt sẽ mang lại sự giàu có và là động lực thiết yếu cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Một lần nữa chủ đề “Tăng cường hệ thống y tế theo hướng phát triển bền vững” do Việt Nam đề xuất đã nhận được sự đồng thuận cao của các nền kinh tế với 5 ưu tiền gồm: 1.Cập nhật tình hình Bao phủ y tế toàn dân hướng tới một Châu Á Thái Bình Dương khỏe mạnh 2020 trong khu vực APEC. 2. Tăng cường kiểm soát bệnh lây nhiễm và phòng chống kháng thuốc giữa các nền kinh tế APEC.

3. Tiếp cận lồng ghép nhằm tăng cường Sức khỏe người cao tuổi và phòng chống các bệnh không truyền nhiễm. 4. Tài chính y tế bền vững trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. 5. Sức khỏe trong mọi chính sách: Kế hoạch Hợp tác liên ngành nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững về y tế.

Cũng trong ngày 21/8, Hội thảo tăng cường năng lực chuyên gia quản lý chính sách Hiệp định WTO về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của Tiểu ban SCSC đã khai mạc tại địa điểm khác ở TPHCM.

Hội thảo tập trung vào những vấn đề liên quan tới các nhà quản lý, bao gồm chất lượng quy định, việc ứng dụng của các kinh nghiệm điển hình về quy định (GRPs), hợp tác về quy định và đánh giá sự phù hợp. Đây là những vấn đề đã được các thành viên cam kết thực hiện tại Kế hoạch hành động riêng lẻ nhằm thực hiện Chương trình nghị sự APEC mới về cải cách cơ cấu (RAASR).

Thông qua hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau nhận diện các công cụ và phương pháp tốt nhất để xây dựng, thông qua và thực hiện các quy định cần thiết một cách hiệu quả; lựa chọn các cách tiếp cận tốt nhất để thúc đẩy hợp tác trong quản lý; phân tích những phương pháp để đánh giá tác động của các quy định và cách thức để xác định thời điểm tiến hành phân tích; đồng thời nghiên cứu các quy định mới của WTO về các rào cản kỹ thuật trong thương mại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sắc xanh xe buýt điện VinBus không ngừng nỗ lực “phủ xanh” thành phố (Ảnh: VinBus)

80 tuần Vingroup 'phủ xanh' Việt Nam

GD&TĐ -Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S.