Piano: Dương cầm hay cương cầm? Tam thập lục: Dương cầm hay đàn bướm?

GD&TĐ - Piano là tên gọi tắt của forte-piano, tiếng Ý. Đó là nhạc cụ có bàn phím, thuộc bộ gõ, rất phổ biến, được khắp thế giới ưa chuộng. Đàn này có rất nhiều ứng dụng thực tế sáng tác, biểu diễn âm nhạc lẫn vũ đạo cùng ca múa kịch cổ điển và đương đại.

Piano, tiếng Hán gọi cương cầm, tiếng Việt gọi dương cầm
Piano, tiếng Hán gọi cương cầm, tiếng Việt gọi dương cầm

Trường hợp đang đề cập chất chứa đôi vấn đề thú vị:

1. Từ ngữ tiếng nước ngoài được chúng ta chủ động Việt dịch bằng Hán tự nhưng không theo cách người Hoa.

2. Lâu nay, Pháp nói riêng, Âu Mỹ nói chung, được chúng ta gọi thế giới phương Tây hoặc Tây dương. Tây dương sâm là nhân sâm Gia Nã Đại / Canada. Tây dương Gia Tô bí lục là truyện ký chữ Hán của Phạm Ngô Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguyễn Bá Am, Trần Đình Yên đề cập cuộc đời Chúa Jêsu cùng quá trình bành trướng Thiên Chúa giáo từ La Mã / Tây dương sang các nước khác, có Việt Nam (Bản Việt dịch của Ngô Đức Thọ - NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981).

Tiếng Việt chuyển ngữ piano thành Tây dương cầm, rút gọn thành dương cầm. Nhiều người nhầm tưởng rằng đó là cách phiên âm Hán - Việt. Nhầm tưởng, bởi tiếng Hán gọi piano là 钢琴, âm Bắc Kinh đọc gang-qin / gangqin, phiên âm Hán - Việt thành cương cầm. Tất cả sách báo Hán tự lâu nay đều dùng danh từ cương cầm để chỉ piano.

Đàn tam thập lục / đàn bướm,
 tiếng Hán gọi dương cầm

Với người Hoa thì 揚琴 / 扬琴, âm Bắc Kinh đọc yang-qin / yangqin, phiên âm Hán - Việt thành dương cầm, nhằm trỏ cây đàn khác: Đàn tam thập lục. Tuy tam thập lục mang nghĩa 36, chứ đàn này thực tế thường có số lượng dây nhiều hơn 36. Đàn tam thập lục xuất xứ từ Ba Tư với các tên gọi santũr, santari, santuri, santir, suntur. Ở Syria và Ả Rập, đàn tam thập lục có tên là qanun. Các nước Âu Mỹ gọi đàn tam thập lục là cimbalom.

Từ thế kỷ XVIII, đàn tam thập lục từ Ba Tư du nhập vào Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản. Năm 1962, Trung Hoa lục địa tặng Đoàn Ca nhạc dân tộc trung ương ở Hà Nội cây đàn tam thập lục. Cũng vào thập niên 1960, đàn tam thập lục được nhạc công Đài Loan và Hồng Kông mang đến Chợ Lớn, Sài Gòn.

Kể từ đó, đàn tam thập lục dần được phổ biến tại Việt Nam với nhiều quy cách rèn luyện và biểu diễn: Độc tấu, hòa tấu, đệm hát, chơi cùng dàn nhiều nhạc cụ phương Đông lẫn phương Tây, kể cả tham gia vào dàn nhạc sân khấu hát bội / tuồng và cải lương. Lắm khi, tiếng Việt gọi đàn tam thập lục là đàn bướm, chứ không thể gọi theo người Hoa là dương cầm vì tránh nhầm lẫn với piano.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số hiện vật bằng vàng trong Kho báu Staffordshire. Ảnh minh họa: Nationalgeographic.com

Kho báu Staffordshire

GD&TĐ - Năm 2009, Anh phát hiện kho báu khảo cổ gây chấn động thế giới ở Staffordshire.

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.