Phương Tây và lí lẽ lạ trong xung đột

GD&TĐ - Nhà ngoại giao Israel Ykov Kedmi cho rằng, Mỹ và châu Âu không sợ Nga là do họ nghĩ rằng Moscow có điểm yếu và “kẻ mạnh sẽ không bao giờ đàm phán!”.

Phương Tây và lí lẽ lạ trong xung đột

Theo nhà ngoại giao Israel đã về hưu là ông Ykov Kedmi, phương Tây biết rõ về khả năng quân sự của Moscow, nhưng họ không tin rằng Điện Kremlin sẽ sử dụng hết khả năng của chúng, do đó, NATO hiện nay đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn với Nga vào năm 2027.

“Một chính sách đối đầu với Nga đã được phát triển ở phương Tây. Làm thế nào để họ có thể vạch ra nó?

Đó là do phương Tây hiểu được khả năng quân sự của Nga, nhưng họ tin rằng giới lãnh đạo Moscow sẽ không bao giờ sử dụng chúng” - ông Ykov Kedmi giải thích bản chất đánh giá của phương Tây về Nga.

Theo quan điểm của giới lãnh đạo phương Tây, học thuyết quân sự của Nga yếu về tinh thần và học thuyết hạt nhân mới chỉ là mối đe dọa. Do đó, họ luôn đáp lại những lời cảnh báo của Putin bằng cách nói: “Ông ấy làm chúng tôi sợ hãi, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ dám làm điều này”.

Nhà ngoại giao từng là người đứng đầu văn phòng hồi hương người Do Thái ở Đông Âu nói thêm rằng, trong những năm tới, Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục chính sách làm Moscow kiệt sức, đồng thời chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn với Nga, mà theo ước tính của họ, có thể bắt đầu vào năm 2027.

“NATO hiện đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn với Nga vào khoảng năm 2027. Họ đang chuẩn bị quân đội, chuẩn bị lực lượng vũ trang và hy vọng rằng trước đó nước Nga sẽ bị suy yếu trong một cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài và phức tạp” - nhà ngoại giao Israel đã nghỉ hưu nhấn mạnh.

Theo ông, những tuyên bố đầy thiện chí của Moscow về việc sẵn sàng đàm phán với Kiev và phương Tây lại bị Mỹ và các đồng minh coi là biểu hiện của “sự yếu đuối”.

Ngay sau khi mở Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine vào hồi tháng 2/2022, Moscow đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột Nga-Ukraine và ít nhất đã 2 lần bày tỏ thiện chí ngồi vào bàn đàm phán với các đồng nghiệp ở Ukraine, nhưng tất cả chúng đều thất bại.

Nguyên nhân có lẽ là xuất phát từ ý muốn chủ quan của giới chức phương Tây áp đặt cho các quan chức ở Kiev, nhưng sở dĩ điều đó xảy ra cũng một phần xuất phát từ việc Mỹ và đồng minh nghĩ rằng, Nga có điểm yếu và Moscow cũng không nắm chắc phần thắng trong cuộc xung đột này.

“Vì sao Nga lại muốn đàm phán? Rốt cuộc Moscow muốn đàm phán thế nào”? - phương Tây giải thích mong muốn này của Nga theo cách hiểu là sở dĩ Điện Kremlin muốn đàm phán là do nhận thức được điểm yếu của mình, còn những kẻ mạnh sẽ không bao giờ đàm phán!

Tuy nhiên, phương Tây không hiểu rằng, Moscow sẵn sàng đàm phán nhưng nhưng với điều kiện là chúng phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc bất biến mà Nga đã đề ra.

Giới quan chức Nga nhiều lần tuyên bố thẳng thừng rằng, Moscow sẵn sàng trao đổi với những đồng nghiệp Kiev, với điều kiện nước này không gia nhập NATO và Lực lượng vũ trang Ukraine phải rút khỏi lãnh thổ các khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye, cũng như cam kết tôn trọng ngôn ngữ Nga cũng như quyền của người dân nói tiếng Nga ở Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...