Theo ấn bản Bloomberg của Mỹ, nhiều chủ tàu chở dầu muốn "phục vụ lợi ích của Moskva" hơn là tuân thủ lệnh trừng phạt của châu Âu đối với việc nhập khẩu các nguồn năng lượng của Nga.
Diễn biến đầy bất ngờ này đã cho thấy mặt trái của các biện pháp hạn chế mạnh tay chống Nga mà Liên minh châu Âu (EU) ban hành, bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2/2023.
Chuyên gia Lars Bastian Ostereng, nhà phân tích tại Arctic Securities cho biết: “Các nguồn năng lượng của Nga tiếp tục được cung cấp với khối lượng bình thường và tốc độ gần như tương đương, nhưng cần rất nhiều tàu... Nhu cầu khá tốt, các yếu tố cơ bản đều mạnh mẽ”.
Theo Bloomberg, khoảng 600 tàu chở dầu đã gia nhập "hạm đội bóng tối" giúp Nga đảm bảo nguồn cung dầu bằng đường biển.
Điều này lại làm giảm số lượng tàu phục vụ các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác và tăng chi phí vận chuyển hàng hóa.
Dầu của Nga vẫn được cung cấp tới tay khách hàng bất chấp lệnh trừng phạt mà EU đưa ra. |
Ông Eirik Haavaldsen, nhà quản lý vận tải của Pareto Securities AS ở Oslo cho biết: “Chúng tôi nghe nói rằng nhiều tàu đã bị hủy niêm yết để bốc hàng và gửi tới Nga".
Do tình hình hiện tại, lợi nhuận hàng ngày của các tàu chở nhiên liệu vận tải qua Đại Tây Dương đã tăng khoảng 280% trong tuần này, đạt 41.968 USD. Chỉ riêng vào ngày 9/2/2023 đã ghi nhận tăng 58%, mức tăng trong một ngày lớn nhất kể từ cuối năm 2021. Những dữ liệu này được đưa ra bởi Sàn giao dịch Baltic ở London.
“Khối lượng mua dầu của Nga đang tăng lên, dẫn đến việc giá cả tăng mạnh”, tờ Bloomberg của Mỹ đưa ra kết luận nói trên.