Phương pháp mới ngăn chặn rụng tóc do căng thẳng

GD&TĐ - Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người theo nhiều cách khác nhau.

Gas6 có thể hữu ích trong việc điều trị rụng tóc do căng thẳng.
Gas6 có thể hữu ích trong việc điều trị rụng tóc do căng thẳng.

Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) vào năm ngoái đã chứng minh, căng thẳng có thể dẫn đến tóc bạc sớm. Các nghiên cứu tương tự được thực hiện đã mở rộng vấn đề này và trình bày chi tiết cách hormone căng thẳng ngăn chặn khả năng tái tạo của nang tóc.

Nghiên cứu về các chu kỳ tự nhiên của nang tóc cho thấy, chúng luân phiên giữa giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn nghỉ ngơi. Những giai đoạn này được thúc đẩy bởi hoạt động của các tế bào gốc nang tóc.

Trong giai đoạn nghỉ, các tế bào này không di chuyển và nang tóc dễ rụng hơn. Trong khi đó, tế bào hoạt động trở lại ở giai đoạn tăng trưởng để tái tạo tóc mới. Khi chu kỳ này mất cân bằng và các tế bào gốc dành nhiều thời gian hơn ở trạng thái nghỉ, tóc sẽ xuất hiện tình trạng rụng.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã tìm hiểu về việc căng thẳng có thể hình thành quá trình này như thế nào, thông qua thí nghiệm trên chuột.

Ban đầu, tình trạng căng thẳng mãn tính khiến các tế bào gốc nang lông của chuột ở trạng thái nghỉ trong thời gian dài. Trong đó, chúng không tạo ra các mô tái sinh.

Các nhà khoa học có thể tái tạo bằng cách cho chuột uống một loại hormone căng thẳng chính gọi là corticosterone - tương đương với hormone căng thẳng cortisol ở người.

Tác giả nghiên cứu Ya-Chieh Hsu cho biết: “Kết quả này cho thấy, hormone căng thẳng tăng cao thực sự có tác động tiêu cực đến các tế bào gốc nang tóc. Nhưng điều ngạc nhiên thực sự đã đến khi chúng tôi loại bỏ nguồn gốc gây căng thẳng”.

Khi chuột lớn lên, quá trình tái tạo nang lông chậm lại vì giai đoạn nghỉ dài hơn. Các nhà khoa học phát hiện, khi hormone căng thẳng bị loại bỏ, giai đoạn nghỉ sẽ rất ngắn. Điều này có nghĩa là những con chuột liên tục bước vào giai đoạn tăng trưởng và tái tạo nang lông ngay cả khi chúng già đi.

Các thí nghiệm sâu hơn cho thấy lý do là vì các hormone căng thẳng tác động đến một cụm tế bào bên dưới nang lông, được gọi là nhú da.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, khi nồng độ hormone căng thẳng tăng cao, nó ngăn cản các tế bào này tiết ra một phân tử gọi là Gas6. Phân tử này được chứng minh là có khả năng kích hoạt các tế bào gốc của nang tóc.

Sekyu Choi - tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Trong cả điều kiện bình thường và căng thẳng, việc bổ sung Gas6 là đủ để kích hoạt các tế bào gốc nang tóc đang trong giai đoạn nghỉ ngơi và thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Trong tương lai, Gas6 có thể được khai thác trong việc kích hoạt các tế bào gốc để thúc đẩy sự phát triển của tóc”.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ