Phương án 0 tuổi!

Phương án 0 tuổi!

>>> Thực chất GD thời kì sớm không phải là GD theo ý nghĩa truyền thống, nó là sự khai mở tiềm năng trí tuệ rất lớn của con người, là tố chất cơ bản ưu việt của phương pháp GD khoa học mới mẻ, tạo nên nền móng hạnh phúc của đời người, là cơ sở đào tạo những nhân tài uyên bác.

>>> Dự án hợp tác phát triển GD 1000 trẻ em Việt Nam thông minh, tài năng giữa Viện Nghiên cứu GD Trẻ em thông minh sớm Việt Nam và Viện Nghiên cứu phát triển tiềm năng trẻ em Phùng Đức Toàn ở Hồ Bắc, Trung Quốc.

* Sự quan tâm của thế giới

Theo các nhà khoa học, những đứa trẻ rất bình thường nhưng chỉ cần được GD đúng cách, chúng sẽ trở thành phi thường, làm những điều mà người lớn cũng không thể ngờ được. Nếu những con người phi thường đó được gọi là “thần đồng”, vậy thần đồng là gì? Thần đồng đơn giản là một người được kích thích đúng lúc, đúng thời điểm mà người ta gọi đó là “thời kỳ vàng”, giai đoạn hạt mầm tố chất và tiềm năng đang nảy nở. Nếu được vun trồng bằng tình thương và sự hiểu biết thì hạt mầm đó sẽ đơm hoa, kết trái và thành những quả ngọt.

Bước vào những năm 80 của thế kỷ 20, Trung tâm Phát triển trẻ em quốc tế của Liên hiệp quốc đã bắt đầu nghiên cứu các giai đoạn phát triển sớm tốt nhất ở trẻ em. Trung tâm này đã triệu tập “Hội thảo nghiên cứu toàn cầu về phát triển thời kỳ sớm ở trẻ em” để khởi xướng sự nghiệp GD thời kỳ sớm cho các em bé trên toàn thế giới. Sau đó, trên khắp toàn cầu đã dấy lên trào lưu GD sớm ngay từ 0 tuổi (thai nhi).

Quan tâm sớm nhất đến GD trước lứa tuổi đi học là nước Mỹ. Ngay từ năm 1972, Mỹ đã thành lập “Cục GD thiên tài nhi đồng” thuộc Bộ GD Liên bang và xuất hiện “Chương trình GD 0 tuổi”. Trường ĐH danh tiếng Havard cũng bắt đầu nghiên cứu “Công trình 0 điểm”. 

Năm 1974, Anh thành lập “Hiệp hội thiên tài nhi đồng quốc gia” và đặt phân hội tại 34 địa phương trên toàn lãnh thổ.

Liên Xô cũ cũng rất coi trọng việc bồi dưỡng cho những trẻ có tố chất đặc biệt và quy định trong đại cương GD cho trẻ rằng: Trẻ sơ sinh từ 9 tháng tuổi trở lên phải được GD trí tuệ theo từng bước và kế hoạch đề ra.

Tại châu Á, ngay từ rất sớm, Nhật Bản đã sáng lập “Trường học anh tài chuyên chiêu sinh và đào tạo nhi đồng có khả năng phi thường, thành lập “Hiệp hội khám phá tiềm năng nhi đồng” và đã xuất hiện “kế hoạch 0 tuổi”.

Chính tại thời điểm này, các quốc gia như Đức, Pháp, Ấn Độ và hơn 40 nước khác cũng đều trong giai đoạn triển khai những dự án, kế hoạch GD sớm cho trẻ.

Bé Trần Ngọc Châu Long
Bé Trần Ngọc Châu Long

* Điều thần kỳ mang tên Trung Quốc

Ngay khi các quốc gia khác vật vã đối phó với khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu. Bởi thế không ngạc nhiên khi cùng với thành tựu kinh tế và những lĩnh vực khác, người ta gọi thế kỷ 21 là “thế kỷ của Trung Quốc”, của sự thần kỳ mang tên Trung Quốc. Vậy điều gì đã tạo nên sự thần kỳ đó?

Cách đây 30 năm, tại Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu, thí nghiệm và thực hiện “Phương án 0 tuổi” – tên gọi tắt của “Công trình GD ưu việt lứa tuổi 0-6 và phương án thực hiện” do Giáo sư Phùng Đức Toàn cùng tổ chuyên gia nghiên cứu do ông lãnh đạo. Hiện tại đã có hơn 1 triệu gia đình ở trong và ngoài Trung Quốc tham gia hoạt động khoa học của “Phương án 0 tuổi”. Học viên nhí có quốc tịch Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Canada, Philippines, Malaysia... Trên tinh thần phổ biến nâng cao tố chất nhi đồng, đào tạo ra số lượng lớn các trẻ thông minh sớm, đến nay đã lên tới con số vài nghìn trẻ em thông minh và tài năng. Đây chính là một trong nhiều bí quyết giúp cho Trung Quốc tiến kịp với tiến bộ của thế giới và trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc nghiên cứu và thực hiện GD trẻ thông minh sớm.

Những thần đồng trưởng thành từ “Phương án 0 tuổi” tại Trung Quốc có thể kể đến bé gái Nghiêm Viên Viên, 3 tuổi 10 tháng tổ chức triển lãm tranh chữ cá nhân, được mệnh danh là “tiểu họa sĩ tranh chữ quốc tế”; Lã Siêu, sinh năm 1983: 3 tuổi đọc sách lưu loát, 10 tuổi đọc hơn 3000 cuốn sách khoa học và tác phẩm văn học nổi tiếng, dịch văn bản tiếng Anh thông thạo với vốn từ là 3000 từ. 13 tuổi, Lã Siêu được Ủy ban Văn hóa GD quốc gia, Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình toàn quốc công nhận là “nhân tài thế kỷ 21”. 14 tuổi, Lã Siêu vào ĐH, 21 tuổi có bằng Thạc sĩ, 23 tuổi có bằng Tiến sĩ.

Lưu Tuấn Kiệt là một đứa trẻ của gia đình bình thường ở thành phố Chu Châu. Người mẹ mong con thành tài và kỳ tích đã xuất hiện. 1,5 tuổi, Tuấn Kiệt đã biết hơn 2000 từ. Khi hơn 4 tuổi, Kiệt biết 2500 từ, biết dùng dấu câu, tiến hành tính toán 4 phép tính hỗn hợp. 9 tuổi Tuấn Kiệt học vượt 2 lớp, đồng thời vượt tiêu chuẩn tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh của tuổi thanh niên thành phố, đoạt được bằng xuất sắc.

Trẻ khiếm khuyết cũng có thể khơi dậy được tài năng như trường hợp bé Chu Đình Đình, sinh năm 1980 tại Nam Kinh, bị điếc bẩm sinh nên đến khi 3 tuổi vẫn chưa biết nói. Bố Đình Đình đã áp dụng “Phương án 0 tuổi” bằng khẩu hình và các động tác... đã giúp cho em học và nói được những từ đầu tiên. Năm 8 tuổi, trong 10 ngày, Đình Đình đã học thuộc 1000 chữ số sau số lẻ pi. Năm 1991, khi 11 tuổi, em đã đạt danh hiệu thiếu niên giỏi Trung Quốc và cùng với cha viết ra cuốn sách “Từ bé gái bị câm đến thần đồng”, trong đó tác phẩm văn học của Đình Đình dài hơn 6 vạn chữ.

* Áp dụng “phương án 0 tuổi” ở Việt Nam.

Cậu bé Trần Ngọc Châu Long, sinh năm 2004 tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khi mới 3 tuổi em đã biết đọc rành mạch, làm được toán từ tuổi lên 2. Theo lời kể của ông Trần Ngọc Châu, một nông dân bình thường và là cha của bé Long, bí mật về sự thần đồng của Châu Long chính là do ông đã áp dụng phương pháp GD sớm “Phương án 0 tuổi” của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc) cho con mình. Theo đó, vì không có điều kiện cho bé nghe nhạc không lời của Mozart, Beethoven... từ trong bụng mẹ nên khi bé mới được đưa về nhà, ông đã dán trong giường ngủ của bé tràn ngập chữ số, chữ viết bằng tiếng Việt, Anh, Pháp...

Tuy nhiên, việc bé Châu Long từ cơ sở kiến thức thu nạp được khi còn nhỏ có trở thành thần đồng hay không còn phụ thuộc vào việc bé có được ứng dụng bài bản “Phương án 0 tuổi”.

Nhận thấy tầm quan trọng của GD thời kỳ sớm đối với đào tạo nhân tài tương lai cho đất nước, Viện Nghiên cứu GD trẻ thông minh sớm Việt Nam đã hợp tác với giáo sư Phùng Đức Toàn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển tiềm năng trẻ em Phùng Đức Toàn triển khai Dự án Hợp tác phát triển GD 1000 trẻ Việt Nam thông minh, tài năng, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành về GD trẻ thông minh sớm của Việt Nam và Trung Quốc.

Hội thảo lần đầu tiên về “Phương án 0 tuổi” do giáo sư Phùng Đức Toàn diễn thuyết dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2009. Khi đăng ký tham gia hội thảo, các bậc phụ huynh sẽ được cung cấp một tài khoản truy cập website www.vicer.vn để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ thường xuyên trong suốt quá trình GD trẻ từ 0 – 6 tuổi bởi chính các chuyên gia GD trẻ thông minh sớm của Viện nghiên cứu GD trẻ thông minh sớm Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển tiềm năng trẻ em Phùng Đức Toàn ở Hồ Bắc – Trung Quốc.

Xin nhấn mạnh, rằng cha mẹ không nên lầm lẫn giữa GD sớm và GD tri thức sớm cho trẻ. Nói tới GD sớm nhiều bậc cha mẹ nghĩ ngay đến việc khi con vừa chập chững biết đi, biết nói, phải dạy ngay cho trẻ những số đếm, nhận diện màu sắc khác nhau... điều này thật ra không đúng.

GD sớm cho trẻ là khuyến khích trẻ tự thăm dò thế giới xung quanh, trực tiếp tiếp xúc với những vật thể tự nhiên mục đích để qua sự thể nghiệm của chính bản thân trẻ, dẫn đến vận động của đại não, nảy nở hàng loạt hoạt động tư duy và với việc cha mẹ dùng ngôn ngữ truyền bá cho trẻ tri thức sẵn có. Và từ hội thảo “Phương án 0 tuổi”, các bậc phụ huynh sẽ có nhiều kiến thức hơn trong việc nuôi dạy những thiên thần của mình.

Thành tựu trẻ thông minh sớm theo “phương án 0 tuổi”

- Trẻ từ 3-4 tuổi đã có thể nhận biết được 2000 từ, thoát khỏi mù chữ và bước vào giai đoạn đọc mở rộng.

- Chỉ cần dành 5 phút mỗi ngày để dạy ngoại ngữ cho trẻ. Trẻ tiếp nhận 304 ngoại ngữ và sử dụng thành thạo như tiếng mẹ đẻ một cách vui vẻ và thoải mái.

- 1 tuổi trẻ có thể biết đi đồng thời có thể trượt băng nghệ thuật, giữ thăng bằng trên cây, 2 tuổi có thể nhảy cầu cao 10m, thậm chí có thể dạy trẻ biết bơi trước 1 tuổi.

- Đưa ra cách thức GD âm nhạc trong việc thúc đẩy phát triển của não bộ.

Ngọc Khả Hân

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ