Phú Thọ giám sát chuyên đề về giáo dục nghề nghiệp

GD&TĐ - Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện giám sát chuyên đề tại 2 trường cao đẳng trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, Phó trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, Phó trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Đoàn đã thực hiện giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Trường CĐ Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ; Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm. Buổi làm việc diễn ra ngày 16/8, do ông Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, Phó trưởng Đoàn giám sát chủ trì.

Nhiều kiến nghị thiết thực

Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ trực thuộc Bộ NN&PTNT. Nhà trường có quy mô đào tạo 1.800 học sinh, sinh viên/một năm. Hàng năm, nhà trường đều hoàn thành chỉ tiêu đào tạo được giao. Nhà trường có 34 ngành nghề đào tạo ở các trình độ: Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.

Báo cáo của nhà trường cho thấy, đơn vị đã thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất đúng quy định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhà trường gặp một số khó khăn như: Nguồn kinh phí chi thường xuyên giảm dần theo từng năm do thực hiện tự chủ tài chính. Cơ sở vật chất đã được đầu tư, nhưng còn dàn trải và thiếu. Công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo và tạo việc làm cho học sinh sinh viên còn hạn chế…

Nhà trường kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương sớm đánh giá quá trình triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp và xem xét sửa đổi một số Luật nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh, đưa hệ thống Giáo dục nghề nghiệp phát triển theo hướng mở, linh hoạt…

Đoàn giám sát thực tế tại Trường CĐ Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.

Đoàn giám sát thực tế tại Trường CĐ Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ.

Tại buổi làm việc, Phó trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Thành Nam đề nghị nhà trường cần tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao tỉ lệ học sinh sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đồng thời, có chiến lược quản trị và lộ trình thực hiện tự chủ tài chính, tinh giản biên chế phù hợp. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan làm tốt công tác quản lý đất đai, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhất là các ngành nghề trọng điểm được xác định trong chiến lược của Bộ NN&PTNT, đáp ứng nguồn nhân lực cho khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ.

Đối với các kiến nghị liên quan đến thể chế nhà nước, ông Nguyễn Thành Nam đề nghị nhà trường có văn bản cụ thể gửi cho Đoàn giám sát tổng hợp, trình Quốc hội và các cấp có thẩm quyền giải quyết. Đối với các kiến nghị với tỉnh, Đoàn giám sát tiếp thu, nghiên cứu, tổng hợp, đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết.

Đề nghị đưa nghiên cứu khoa học vào thực tiễn

Tiếp đó, Đoàn đã thực hiện giám sát tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm, trực thuộc Bộ Công Thương.

Đây là đơn vị sự nghiệp công lập, đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực với các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, hợp tác đào tạo liên thông, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn.

Trong đó, ngành Công nghệ sinh học đã được phê duyệt là nghề trọng điểm quốc tế. Các ngành: Công nghệ thực phẩm, Chế biến thực phẩm, Công nghệ chế biến chè, công nghệ thông tin, Điện công nghiệp, May và Thời trang được phê duyệt là nghề trọng điểm quốc gia.

Nhà trường đã phối hợp với các doanh nghiệp để đưa học sinh sinh viên đi thực tập cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề. Hiện, trên 80% học sinh, sinh viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đối với nhà trường là công tác tuyển sinh chưa đủ quy mô đào tạo, nhất là tuyển sinh hệ cao đẳng.

Đoàn giám sát thực tế tại Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm.

Đoàn giám sát thực tế tại Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm.

Nhà trường kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện được đào tạo hệ Giáo dục thường xuyên cấp THPT tại chỗ. Ngoài ra, có cơ chế khuyến khích ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp...

Kết luận buổi giám sát tại Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, ông Nguyễn Thành Nam – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ đề nghị thời gian tới, nhà trường cần bám sát định hướng phát triển các ngành nghề trong giai đoạn hiện nay.

Đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng để người học dễ tiếp thu, phát huy hiệu quả công tác quản trị toàn diện, đề ra lộ trình tự chủ tài chính phù hợp. Phối hợp với doanh nghiệp để đưa các nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, nhà trường cần nêu rõ những vướng mắc khi triển khai thực hiện các thông tư, nghị định của Chính phủ, gửi báo cáo bằng văn bản đến Đoàn ĐBQH tỉnh để tổng hợp, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, giải quyết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.