Giao tiếp thuận lợi của Rosemary Crossley
Đầu những năm 1990, hàng chục gia đình có trẻ tự kỷ vô cùng mừng rỡ vì sau nhiều năm phải sống trong lặng lẽ, con cái họ cuối cùng cũng có thể giao tiếp thông qua một quá trình gọi là giao tiếp thuận lợi. Kỹ thuật này liên quan đến một người hỗ trợ được đào tạo để giữ cánh tay người tự kỷ giúp người bệnh có thể gõ trên bàn phím. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều trẻ em bắt đầu sử dụng phương thức “giao tiếp thuận lợi”, một số thành viên gia đình đã bị buộc tội lạm dụng tình dục.
Năm 2007, Aislinn Wendrow (14 tuổi) buộc tội cha mình thông qua “giao tiếp thuận lợi”, đã lạm dụng tình dục cô và em trai. Người cha đã bị bắt và em trai cô đã bị cảnh sát thẩm vấn trong nhiều giờ. Cậu bé liên tục nói với cảnh sát rằng, đó không phải là sự thật, rằng cha anh ta không thể làm điều đó, nhưng sau nhiều giờ thẩm vấn căng thẳng, cuối cùng cậu bé cũng bị áp lực và nói rằng cậu không chắc chắn lắm, nhưng có lẽ người cha “đã làm những việc đó”.
Đội ngũ bảo vệ của Wendrow đã thuê Howard Shane, giám đốc Chương trình Ngôn ngữ Tự kỷ tại Bệnh viện Trẻ em Boston, để làm chứng thay mặt họ. Năm 1994, Shane đã làm việc với một gia đình khác, Wheatons, người cũng phải trải qua những cáo buộc lạm dụng tình dục tương tự từ chính cô con gái Betsy của họ. Shane đã thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra lý thuyết về “giao tiếp thuận lợi”.
Wendrow đưa ra một bức tranh cho người hỗ trợ là Janyce Boynton, và một bức tranh khác cho Betsy. Sau đó, Betsy được yêu cầu gõ những gì cô đã thấy với sự giúp đỡ của Boynton. Trong mọi trường hợp, từ mà Betsy gõ đều phù hợp với hình ảnh mà chỉ người hướng dẫn nhìn thấy. Một phần quan trọng khác của thử nghiệm là Betsy chưa bao giờ học cách đọc, viết hoặc đánh vần. Cuối cùng, cả hai người cha của Betsy và Aislinn đều được miễn giảm mọi cáo buộc.
Thủ tục gây tranh cãi này được thành lập vào năm 1974 bởi Rosemary Crossley. Cô đang làm trợ lý tại Cơ quan Sức khỏe Tâm thần và quyết định thực hiện một nghiên cứu với trẻ em khuyết tật về thể chất, từ đó tạo ra “giao tiếp thuận lợi”. Công trình nghiên cứu của Crossley lan truyền như cháy rừng sau khi một giáo sư của Đại học Syracuse, Douglas Bilken, mang thông tin này tới Mỹ vào năm 1990. Đến năm 1994, khoảng 60 người sử dụng “giao tiếp thuận lợi” đã đưa ra tuyên bố lạm dụng tình dục. Ngày càng có nhiều thí nghiệm được thực hiện, tương tự như trường hợp của Shane. Trong số 126 người được kiểm tra, chỉ có bốn đối tượng được cho là thực sự có hành vi này.
Cùng với thời gian, “giao tiếp thuận lợi” ngày càng phát triển, nhưng nhiều gia đình cũng phải chịu những hậu quả nghiêm trọng do ảnh hưởng của phương thức này. Chính vì vậy, trong khi nhiều người cho rằng, Rosemary Crossley là một vị thánh trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ, thì cũng nhiều người cho rằng đây chỉ là một mánh lừa của một phụ nữ có học vấn. (Còn tiếp)