Phụ huynh xin trẻ ở lại lớp 4 tuổi, trường trả đơn: Cần tiếng nói chung

Phụ huynh xin trẻ ở lại lớp 4 tuổi, trường trả đơn: Cần tiếng nói chung

Gia đình muốn con ở lại lớp

Anh Phạm Kim Hảo (trú tại xóm 6, xã Lĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) cho biết: Con trai anh là Phạm Kim T. vừa học xong lớp 4 tuổi, Trường Mầm non Lĩnh Sơn. Tuy nhiên, do cháu chậm phát triển, hiện vẫn chưa biết nói nên gia đình xin cho cháu được lưu ban, ở lại lớp. "Chương trình GD mầm non 5 tuổi bắt đầu dạy nhận biết chữ cái, con số. Trong khi con tôi chưa biết nói, trí tuệ cháu không nhanh nhạy, tôi sợ cháu không theo kịp các bạn bình thường cùng lứa tuổi. Nguyện vọng của gia đình muốn cháu ở lại lớp 4 tuổi, để cháu có thêm thời gian hòa nhập", anh Hảo trình bày.

Tuy nhiên, phụ huynh này cho biết, khi làm đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường không được chấp nhận. Lý do đưa ra là trẻ học theo độ tuổi phổ cập, lên tuổi nào thì học theo lớp đó. "Một giáo viên gợi ý nếu muốn được lưu ban, gia đình làm lại giấy khai sinh, trẻ sẽ đi học đúng tuổi", anh Hảo cho hay.

Theo anh Phạm Kim Hảo, gia đình từng đưa cháu T. đi khám tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tại đây các bác sĩ kết luận cháu chậm phát triển và khuyên đưa cháu đến học trường chuyên biệt. Anh đã cho con theo học cơ sở chuyên biệt ở huyện Đô Lương (Nghệ An), nhưng không thấy tiến triển nhiều. Vì vậy, khi con được 3 tuổi, anh cho con học vào học Trường Mầm non Lĩnh Sơn để hòa nhập.

Hết năm 3 tuổi, gia đình trực tiếp gặp Ban giám hiệu xin cho con ở lại lớp nhưng bị từ chối. Cho rằng lớp 3 tuổi so với 4 tuổi không quá chênh lệch về chương trình, gia đình để con theo lớp. "Đến năm học này, tôi tiếp tục gửi đơn xin cho con lưu ban. Nếu không được đành chấp nhận", phụ huynh cháu T. nói.

Phụ huynh xin trẻ ở lại lớp 4 tuổi, trường trả đơn: Cần tiếng nói chung ảnh 1
Đơn xin cho con ở lại lớp 4 tuổi của phụ huynh Trường Mầm non Lĩnh Sơn.

Chưa có trong quy định

Cô Nguyễn Thị Mỹ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Lĩnh Sơn (huyện Anh Sơn) xác nhận, cháu Phạm Kim T. vừa học xong lớp mẫu giáo 4A năm học 2019 – 2020. Trong quá trình chăm sóc, các cô thấy T. hiếu động, nghịch ngợm, thỉnh thoảng không chú ý, không hợp tác với cô giáo. Nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài, do các cô quan sát, còn cháu không có hồ sơ khuyết tật hay khiếm khuyết nào. Theo kế hoạch, năm tới cháu sẽ lên lớp 5 tuổi.

Cũng theo Hiệu trưởng Trường MN Lĩnh Sơn, "quyền lưu ban chỉ dành cho cấp phổ thông, tức là lên lớp 1, nếu cháu không theo kịp, không hoàn thành chương trình năm học có thể ở lại. Trường hợp cháu T. nếu gia đình tha thiết xin được ở lại, nhà trường sẽ xem xét và trao đổi thêm với phụ huynh", cô Nguyễn Thị Mỹ cho hay.

Về vấn đề này, ông Trần Thế Sơn - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Nghệ An) cho rằng: Việc lưu ban không nằm trong quy định hoặc điều lệ mầm non. Tuy nhiên, với trẻ khiếm khuyết, chậm phát triển có thể linh hoạt, cho ở lại học với tính chất hòa nhập, tránh áp lực cho các cháu. Ngược lại, cũng cần phải thông cảm cho trường mầm non, vì trường không làm chức năng chăm sóc trẻ chuyên biệt, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không đủ đáp ứng. Trong trường hợp này, Ban giám hiệu nhà trường cần trao đổi cụ thể, hợp tình, hợp lý với phụ huynh để đưa ra phương án tối ưu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.