Phụ huynh Mỹ lao đao khi con không được đến trường

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sau đại dịch Covid-19, không ít học sinh Mỹ gặp vấn đề khi muốn trở lại trường học.

Tameka và con gái.
Tameka và con gái.

Nhiều gia đình được yêu cầu phải chứng minh cư trú và nộp nhiều loại giấy tờ nếu muốn đăng ký cho trẻ nhập học.

Phải chứng minh cư trú

Tameka không rõ bằng cách nào - hoặc thậm chí khi nào - các con của cô không được ghi danh vào Trường Công lập Atlanta. Gia đình đã vô cùng sốc khi phát hiện ra điều đó vào mùa Thu năm 2021.

Sau hơn một năm áp dụng hình thức học trực tuyến do đại dịch, tất cả học sinh đều được yêu cầu trực tiếp quay lại trường. Tameka vô cùng lo sợ về Covid-19 và hoài nghi liệu các trường học có thể giữ an toàn cho con cô không. Một buổi sáng, trong một lần chạy thử, cô đưa hai đứa trẻ đến trường.

Con gái lớn của cô, lúc đó đang học lớp bảy và đứa con thứ hai, một cậu bé đang học lớp một, lần lượt lên xe buýt. Cô vẫn chưa đăng ký cho bé gái út đang học mẫu giáo. Trong khi đó, con trai lớn của cô, một cậu bé mắc hội chứng Down, đã ở nhà vì Tameka không chắc cậu bé có thể đeo khẩu trang thường xuyên hay không.

Vài giờ sau, trường tiểu học gọi nữ phụ huynh đến đón con. Họ nói rằng, cậu bé không còn được ghi danh nữa. Tiếp sau đó, vào khoảng giờ ăn trưa, trường cấp hai tiếp tục gọi yêu cầu Tameka đến đón con gái. Các con của Tameka - cả bốn người - đều ở nhà kể từ đó.

Hàng nghìn học sinh Mỹ đã không trở lại trường trong thời kỳ đại dịch. Đối với một số người cố gắng quay trở lại, nhưng vấn đề nghiêm trọng đã xuất hiện. Sự kết hợp giữa các yêu cầu đăng ký lại phiền phức, thủ tục phức tạp và những trở ngại hằng ngày của nghèo đói - điện thoại không hoạt động, ba lô bị thất lạc, mất xe, đã ngăn cản những đứa trẻ quay trở lại.

Pamela Herd - Giáo sư chính sách công của Trường Đại học Georgetown cho biết: “Một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng tôi gặp phải là tình trạng trẻ em mất tích và vắng mặt thường xuyên khỏi trường. Tôi thực sự ngạc nhiên khi một khu học chánh lại đưa ra hàng loạt chính sách gây khó khăn cho việc ghi danh trẻ vào lớp”. Nữ chuyên gia đã nghiên cứu tại sao các thủ tục và giấy tờ rườm rà thường cản trở người nghèo tiếp cận cả lợi ích y tế.

Ở Atlanta, nơi Tameka sống, phụ huynh phải xuất trình ít nhất 8 giấy tờ để đăng ký học cho con mình. Đây là con số nhiều gấp đôi so với phụ huynh ở thành phố New York hoặc Los Angeles.

Một trong những tài liệu đó được yêu cầu bởi tiểu bang bao gồm: Chứng chỉ phức tạp đánh giá sức khỏe răng miệng, thị lực, thính giác và dinh dưỡng. Ngoài ra, Atlanta cũng yêu cầu thẻ An sinh xã hội của học sinh và bản khai cư trú phải được công chứng.

Học khu yêu cầu bằng chứng cư trú đối với các học sinh hiện tại hằng năm tại một số trường, cũng như trước khi bắt đầu học lớp sáu và lớp chín. Từ đó, nhằm ngăn cản trẻ theo học các trường bên ngoài khu vực lân cận hoặc cộng đồng của họ.

Chính sách này cũng cho phép học khu yêu cầu bằng chứng học sinh vẫn sống trong khu vực đi học sau một thời gian vắng mặt kéo dài hoặc nhiều lần đến muộn. Nếu không có bằng chứng đó, trẻ có thể bị rút tên khỏi danh sách đăng ký học.

Kimberly Dukes - phụ huynh ở Atlanta, người đồng sáng lập một tổ chức giúp các gia đình vận động cho trẻ nói: “Mọi việc trở nên khó khăn vô cùng”. Trong thời gian đại dịch xảy ra, cô và các con trở thành người vô gia cư và chuyển đến sống cùng anh trai.

Cô đấu tranh để thuyết phục trường học của con mình rằng, họ thực sự sống với anh trai. Chẳng bao lâu, cô nghe tin những phụ huynh khác cũng gặp vấn đề tương tự. Năm ngoái, cô ước tính mình đã giúp được 20 - 30 gia đình đăng ký lại cho con em họ vào Trường Công lập Atlanta.

Trong khi đó, khu học chánh cũng đã phản đối chính sách này trong quá trình tuyển sinh. Giám đốc truyền thông Atlanta - Seth Coleman cho biết: “Khi cha mẹ thông báo không thể cung cấp bằng chứng cập nhật về nơi cư trú, các quy trình sẽ được áp dụng để hỗ trợ gia đình”. Theo ông Coleman, những gia đình vô gia cư không bắt buộc phải cung cấp giấy tờ.

Những đứa trẻ của Tameka về cơ bản đã nghỉ học kể từ khi dịch bệnh xảy ra vào tháng 3/2020. Cô và các con đã có một nơi ở ổn định. Song, gần như mọi thứ khác trong cuộc sống của họ đều sụp đổ vì đại dịch.

Tameka – nữ phụ huynh 33 tuổi, hiện có nguy cơ phải ngồi tù hoặc mất quyền nuôi con vì trẻ không đi học. Người bạn đời của Tameka đã qua đời vì cơn đau tim vào tháng 5/2020 khi dịch bệnh bùng phát khắp đất nước. Sự ra đi của chồng khiến Tameka sụp đổ.

Đột nhiên, cô phải một mình chăm sóc bốn đứa con nhỏ mà chỉ có trợ cấp của chính phủ để sống. Thời điểm đó, các trường học đã đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus và bọn trẻ luôn ở nhà với Tameka.

Các con cô không thể học từ xa một cách hiệu quả. Internet tại nhà của họ không hỗ trợ ba đứa trẻ lên mạng cùng một lúc. Trong khi đó, căn hộ hai phòng ngủ của họ không có đủ không gian để bọn trẻ có một nơi yên tĩnh học tập.

Vì phải chăm sóc con, nên Tameka không thể làm việc. Tình trạng mất việc làm khiến thu nhập của gia đình cô thậm chí còn thấp hơn mức thu nhập trung bình của một gia đình da màu ở Atlanta - 28.105 USD.

Khi các con của Tameka không quay lại trường, cô cũng lo lắng về sự quan tâm không đúng mực từ cơ quan phúc lợi trẻ em của bang. Theo Tameka, nhân viên đã đến thăm cô vào mùa Xuân năm 2021 sau khi nhận được cuộc gọi từ nhà trường phàn nàn rằng con cô không tham gia các lớp học trực tuyến.

Các nhân viên xã hội đã phỏng vấn trẻ, kiểm tra nhà và tìm kiếm dấu hiệu bị bỏ rơi cũng như lạm dụng. Thời điểm đó, các nhân viên xã hội nói sẽ quay lại để cung cấp cho cô nguồn lực, giúp nữ phụ huynh nuôi dạy con. Song, trong hơn hai năm, họ không bao giờ quay lại.

Khi những đứa trẻ nghỉ học 10 ngày liên tiếp vào mùa Thu năm đó, khu học chánh đã loại chúng khỏi danh sách do quy định của tiểu bang. Do đó, Tameka phải đăng ký lại cho trẻ.

Tuy nhiên, vấn đề là khi chồng Tameka qua đời, anh đang mang theo tất cả giấy tờ quan trọng của gia đình trong ba lô. Thời điểm đó, bệnh viện tiếp nhận và cho biết, chiếc ba lô cùng các tài sản khác đã được chuyển cho một thành viên trong gia đình. Song, cô chưa bao giờ tìm thấy chiếc ba lô.

Ba lô chứa giấy khai sinh của bọn trẻ và Tameka, cùng thẻ Medicaid (bảo hiểm y tế) và thẻ An sinh xã hội. Dần dần, cô đã cố gắng thay thế những tài liệu còn thiếu. Đầu tiên, cô nhận được giấy khai sinh mới cho bọn trẻ và phải di chuyển vào trung tâm thành phố.

Sau hơn một năm xin thẻ Medicaid mới, cuối cùng, cô cũng nhận được cho hai con của mình. Nữ phụ huynh cho biết cần đưa con đến bác sĩ để xác minh sức khỏe cũng như tiêm chủng cần thiết và đăng ký. Khi xin hẹn gặp bác sĩ vào tháng 10, văn phòng cho biết, thời điểm sớm nhất có thể gặp các con cô là tháng 12. Tuy nhiên, khi đó, nửa năm học đã trôi qua.

Kimberly Dukes - phụ huynh ở Atlanta, người đồng sáng lập một tổ chức giúp các gia đình vận động cho trẻ.

Kimberly Dukes - phụ huynh ở Atlanta, người đồng sáng lập một tổ chức giúp các gia đình vận động cho trẻ.

Chênh lệch giàu nghèo

Nhật ký liên lạc do học khu cung cấp cho thấy, nhân viên xã hội từ ba trường đã gửi 4 email và gọi cho gia đình Tameka 19 lần kể từ khi đại dịch khiến các lớp học đóng cửa vào năm 2020. Hầu hết các cuộc gọi đó đều chuyển sang hộp thư thoại hoặc không thực hiện được vì điện thoại bị ngắt kết nối.

“Chúng tôi và Nhóm Dịch vụ đã nỗ lực hết mình để giúp đỡ gia đình cũng như những đứa trẻ này”, Coleman - người phát ngôn của học khu cho biết. Việc truy cập điện thoại di động không thường xuyên không phải là hiếm ở những người Mỹ có thu nhập thấp. Nhiều người có điện thoại, như gia đình Tameka. Tuy nhiên, khi hết số phút trả trước, việc liên lạc qua điện thoại là không thể.

Vì vậy, ở một số thành phố, ngay cả khi đại dịch đang đạt đỉnh điểm, nhân viên xã hội, giáo viên và quản lý đã trực tiếp kiểm tra các gia đình khi họ không phản hồi hoặc không thấy trẻ em tham gia học trực tuyến.

Tại Atlanta, Coleman cho biết, học khu tránh tiếp xúc trực tiếp vì lo ngại Covid-19 lây lan. Đối với nhiều nhà quan sát, những rắc rối của Tameka bắt nguồn từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Atlanta. Thành phố, nổi tiếng với tầng lớp nhiều người da đen, cũng là nơi có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất đất nước giữa các gia đình da đen và da trắng.

Nhiều phụ huynh gặp rắc rối về mặt giấy tờ.

Nhiều phụ huynh gặp rắc rối về mặt giấy tờ.

Frank Brown - người đứng đầu Cộng đồng Trường học ở Atlanta cho biết: “Nhìn từ ngoài thì có vẻ ổn, nhưng khi vào bên trong, bạn sẽ thấy rằng, người da đen và da nâu có điều kiện kinh tế kém hơn ở Tây Virginia”.

Trong khi đó, bà Tiffany Fick - Giám đốc chất lượng trường học và vận động cho Công bằng trong Giáo dục, một tổ chức chính sách ở Atlanta, cho biết, đây là vấn đề cân bằng số lượng học sinh trong trường học. Song, đó cũng là về chủng tộc và giai cấp.

Các cộng đồng như St. Louis, thị trấn Everett và Tupelo, Mississippi của Massachusetts, đã áp dụng những chính sách tương tự. Trong đó, bao gồm các dòng thông báo để báo cáo những phụ huynh Mỹ có thể gửi con họ đến trường học bên ngoài khu vực tuyển sinh.

Tuy nhiên, khu vực đô thị Atlanta dường như là một điểm nóng, bất chấp các chính sách gây gián đoạn việc học tập của trẻ em. Vào tháng 1, hạt Fulton lân cận đã gạch tên gần 400 học sinh khỏi một trong các trường trung học sau khi kiểm tra giấy tờ cư trú sau kỳ nghỉ Giáng sinh. Các chính sách này được đưa ra để ngăn cản trẻ em theo học những trường bên ngoài khu vực lân cận.

Theo một phân tích của AP, những lý do khiến sinh viên bỏ học trong thời kỳ đại dịch rất đa dạng và vẫn chưa được hiểu rõ. Một số trải qua tình trạng vô gia cư, vật lộn với sức khỏe tâm thần hoặc bị tụt hậu khi học trực tuyến.

Một số cần phải làm việc hoặc đảm nhận trách nhiệm của người lớn. Số lượng học sinh nghỉ học đã giảm kể từ mùa Thu năm 2021. Tuy nhiên, không phải tất cả đều trở lại trạng thái “bình thường” trước đại dịch.

Phân tích của AP cho thấy sự thoái lui lâu dài của trẻ khỏi trường công. Trong số các bang có dữ liệu đáng tin cậy, giáo dục tư thục tăng gần 8% và giáo dục tại nhà tăng hơn 25% từ mùa Thu năm 2019 - 2022. Tỷ lệ tuyển sinh vào trường công vẫn giảm. Con số giảm là hơn 1 triệu học sinh.

Theo AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.