Phụ huynh Kenya lo lắng khi trường học tái mở cửa

GD&TĐ - Học sinh các cấp tại Kenya đi học lại từ ngày 4/1 sau thời gian dài trường học trên toàn quốc đóng cửa phòng Covid-19 từ tháng 3/2020.

Học sinh xếp hàng, đợi đo thân nhiệt trước cổng Trường Tiểu học Olympic, Kenya.
Học sinh xếp hàng, đợi đo thân nhiệt trước cổng Trường Tiểu học Olympic, Kenya.

Bộ trưởng Giáo dục George Magoha mới đây tuyên bố bảo đảm sự an toàn cho học sinh và giáo viên khi các trường tái mở cửa. Chính phủ đã phân phát hơn nửa triệu bàn học mới và xà phòng cho các trường. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vẫn ẩn nấp bên trong các phòng học.

Phụ huynh Maurice Oduor, 54 tuổi, đánh giá trường học chưa đủ an toàn để trẻ đi học lại. Tại trường mà con Maurice theo học, mỗi lớp có khoảng 100 học sinh. Vì số lượng lớn, các em không thể thực hiện giãn cách xã hội. Nhà trường không mở thêm lớp để giảm sĩ số và cũng không kê thêm bàn. Trong lớp học, ba học sinh ngồi một bàn như trước khi đại dịch xảy ra.

Phụ huynh Maureen Adhiambo, 34 tuổi, cảm thấy biết ơn vì các con không bị nhiễm nCoV và có thể quay lại trường học. Tuy nhiên, bà mẹ lo lắng trường của các con quá đông học sinh, không thể thực hiện biện pháp an toàn phòng Covid-19.

Kenya là quốc gia cuối cùng ở Đông Phi tái mở cửa trường học tại tất cả các cấp. Trước đó, vào tháng 10, học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 12 đã đi học lại để chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, nhưng bị hoãn vì Covid-19.

Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đánh giá, việc trường học đóng cửa trong thời gian dài do Covid-19 khiến trẻ em tại các nước nghèo phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như tỷ lệ nữ sinh mang thai tăng, chế độ dinh dưỡng kém, bỏ học vĩnh viễn.

Đến ngày 5/1, Covid-19 đã lan ra 226 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 86 triệu người nhiễm bệnh và hơn 1,8 triệu người chết. Kenya ghi nhận 96.908 người nhiễm nCoV, trong đó 1.686 người tử vong.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống thu hồi nước đa tầng.

Hệ thống thu hồi nước đa tầng cho vùng biển đảo

GD&TĐ - Hệ thống cung cấp nguồn nước sạch ổn định với hiệu suất hơn 1,2 lít/m²/giờ, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản như uống, nấu ăn và vệ sinh cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng nhỏ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại trình diễn kỹ năng pha chế đồ uống tại Ngày hội hướng nghiệp - việc làm năm 2025 do UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức. Ảnh: PV

Hấp dẫn nghề pha chế

GD&TĐ - Với ưu điểm thời gian học nghề ngắn từ 3 - 6 tháng, chú trọng thực hành hơn lý thuyết, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động nên nghề pha chế đang được ưa chuộng, thu hút nhiều học viên.

Bếp ăn của Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương.

Bài cuối: Dấu hỏi về sự minh bạch

GD&TĐ - Tại một số bếp ăn bệnh viện công lập Thanh Hóa, quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đang bị đặt dấu hỏi lớn về sự thiếu minh bạch.