Phụ cấp lâu năm được tính là tổng thời gian làm việc thực tế ở vùng ĐBKK

GD&TĐ - Năm 2008, nơi chúng tôi dạy học được Nhà nước công nhận là vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Xin hỏi, phụ cấp lâu năm của chúng tôi được tính kể từ năm 2008 hay là tính từ ngày Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực? – Nguyễn Thị Phượng (nguyenphuong***@gmail.com).

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

* Trả lời:

Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số: 08/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, có nêu:

Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Khoản 1 Điều này là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn), bao gồm:

- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;

- Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Căn cứ vào quy định nêu trên, phụ cấp thâm niên của bạn được tính kể từ năm 2008. Mức phụ cấp sẽ được áp dụng theo Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

Cụ thể: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:

- Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;

- Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;

- Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại bạn được hưởng phụ cấp lâu năm ở mức 0,5.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.