Phòng trọ cuối năm: Kín bị rình, hở là bị rinh

Từ xe máy, máy tính, nồi cơm điện cho đến quần áo… tài sản của sinh viên đều là miếng mồi của kẻ trộm cuối năm. Nhiều sinh viên đã như “thần giữ của” nhưng vẫn không qua khỏi “tháng củ mật”.

Phòng trọ cuối năm: Kín bị rình, hở là bị rinh

Ban ngày cũng bị cắt cửa

Vào giữa ban ngày, 3 phòng trọ chỗ Dương, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TPHCM thuê ở phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) bị trộm cạy cửa xáo xào từng phòng. Cả gia tài của Dương chỉ có chiếc xe máy, laptop đã mang theo người nên trộm vào quay ra tay không nhưng hai phòng trọ bên cạnh SV bị mất tiền, quần áo.

Chủ nhà kiểm tra cửa sổ - nơi trộm đột nhập móc đồ đạc sinh viên
Chủ nhà kiểm tra cửa sổ - nơi trộm đột nhập móc đồ đạc sinh viên

Dương cho hay, khu vực này ngày thường cũng mất cắp, đồ đạc hở ra là bị cuỗm ngay. Nhưng tình trạng cắt khóa vào phòng trọ một cách táo tợn thì diễn ra thường xuyên hơn vào những ngày cuối năm.

Năm trước, cũng ngày sát Tết phòng trọ của Linh, SV Trường ĐH Công nghiệp thuê cùng hai người bạn tại phường Thạnh Lộc, quận 12 bị trộm đột nhập vào giữa trưa. Đi học về, Linh thấy cửa mở he hé, ổ khóa bị cắt nằm ngay ở cửa, phòng mất hai laptop, một chiếc điện thoại. Phòng bên cạnh, chị vợ làm công nhân vừa gom góp mua cho anh chồng đôi giày ăn Tết cũng bị trộm xách mất.

Rút kinh nghiệm, năm nay mọi người trong phòng Linh tăng cường phòng ngừa. Đi đâu mọi người trong phòng cũng phải mang theo những đồ đạc giá trị, vậy mà vẫn chẳng thoát được nạn.

“Tối hôm kia bọn em đang ngủ (trên gác xép) thì nghe tiếng đồ đạc bị đổ bên dưới. Khi xuống thì mới biết cánh cửa sổ bị cạy, từ bên ngoài trộm móc mất hai chiếc quần jean, một chiếc túi xách, toàn đồ sinh viên mới sắm Tết. Những tình huống mình không lường được”, nữ sinh Linh thở dài.
Nhiều phòng bên cạnh cũng bị cắt khóa, mất đồ. Có phòng bạn bè đến ăn tất niên bị mất xe.

Phòng trọ sinh viên dễ sơ hở

Đồ đạc SV không quá giá trị nhưng trộm cắp hay nhắm đến do cửa nẻo phòng trọ ít được khóa chắc chắn, khu ở tập trung thường lộn xộn, dễ trà trộn. Chưa kể, SV rất dễ chủ quan, sơ hở.

Chủ nhà kiểm tra cửa sổ - nơi trộm đột nhập móc đồ đạc sinh viên
Cửa nẻo không an toàn, đồ đạc sơ hở, các phòng trọ luôn là miếng mồi ngon cho phường trộm cắp dịp cuối năm.

Tại quận Bình Thạnh, công an quận liên tục gửi thư ngỏ cho các hộ gia đình, đặc biệt là các phòng trọ cho thuê cảnh báo về tình hình hình trộm cắp. Trong đó nhấn mạnh việc mất trộm dễ xảy ra ở các phòng trọ cho thuê, khi đến chơi thường để xe bên ngoài cửa mà không được trông, khóa cẩn thận.

Công an cũng cảnh báo, trộm cắp không chỉ diễn ra vào ban đêm, rạng sáng mà giờ đây trộm còn hoạt động vào buổi trưa, lúc vắng vẻ và lúc chiều tối. Chúng cũng dùng mọi thủ đoạn tinh vì mà đôi khi mọi người không lường hết được.

Bà Nguyễn Thị Nga, chủ dãy nhà trọ ở khu phố 3, phường Thạnh Lộc, Q.12 cho hay, năm nào vào dịp này phòng trọ chỗ bà lại bị trộm đột nhập. Mọi năm có phòng bị trộm vào lấy sạch đồ, SV khổ sở vô cùng.

Một vụ bắt cướp giật đồ người đi đường trên đường phố Sài Gòn
Một vụ bắt cướp giật đồ người đi đường trên đường phố Sài Gòn

Bà Nga chia sẻ rằng, phòng trọ SV thường chỉ có một cánh cửa, khóa đơn giản nên trộm dễ đột nhập. Mấy trước Tết đã đành, nhiều phòng về quê dịp Tết khi quay lại là trống không.

“Tôi liên tục nhắc sinh viên đề phòng, chú ý người lạ. Ai về quê thì cố gắng đi gửi đồ đạc giá trị, đừng để trong phòng. Ai chứ sinh viên bị mất đồ, thương lắm. Có bạn đã lên kế hoạch về quê, cuối cùng vì mất tiền, đồ đạc phải ở lại, gọi về nhờ bố mẹ gửi cho ít tiền đón Tết ở thành phố”, bà chủ nhà nói.

Khi bị mất tài sản, SV thường rất khó khăn để có thể sắm sửa lại trong khi những đồ dùng thường rất cần thiết với các bạn. Chưa kể, việc mất cắp còn làm họ hoang mang, mệt mỏi ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.