Phòng Covid-19 trong trường học thông qua sổ liên lạc điện tử

GD&TĐ - Theo TS Dương Chí Nam, các cơ sở giáo dục phải thường xuyên thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để hướng dẫn học sinh, phụ huynh các biện pháp phòng, chống dịch.

TS Dương Chí Nam cho rằng, không thể chần chừ trong việc mở cửa trường học.
TS Dương Chí Nam cho rằng, không thể chần chừ trong việc mở cửa trường học.

TS Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cũng cho rằng, các cơ sở giáo dục phải thường xuyên thông qua sổ liên lạc điện tử để thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch đã và sẽ tiếp tục được thực hiện tại các trường.

Thời điểm “không thể chần chừ”

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các chuyên gia đã đưa ra những kịch bản ứng phó cụ thể cho mọi tình huống phát hiện F0 trong trường học. Đặc biệt trong đó, lưu ý vòng lây nhiễm dịch từ trẻ em trong nhà trường về gia đình. Đồng thời, sẵn sàng phương án điều trị học sinh mắc Covid-19.

Dù tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 cũng như số ca bệnh diễn biến nặng thấp, song một số phụ huynh vẫn bày tỏ lo lắng khi trẻ tới trường. Chia sẻ về vấn đề này, TS Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) - nhấn mạnh, quyền lợi của trẻ em là được đến trường. Trong thời gian vừa qua, do dịch Covid-19, trẻ em, học sinh phải nghỉ học, dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.

“Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra: Trẻ em không được đến trường sẽ thiếu vắng các tương tác xã hội đa dạng, nhất là những tương tác đồng lứa. Điều đó làm giảm chỉ số trí tuệ, giảm các phản xạ xử lý thông tin từ môi trường xã hội. Việc ở nhà quá lâu làm tăng lo âu, căng thẳng, thậm chí là các dấu hiệu trầm cảm ở cả trẻ nhỏ tới độ tuổi thanh thiếu niên”, TS Nam dẫn chứng.

Theo vị Phó Cục trưởng, trẻ không được ra ngoài học tập vui chơi. Do đó, sẽ rất khó để gia đình ngăn con truy cập vào những trang web, chơi game... Trong khi đó, ngồi ở nhà học online khiến trẻ ít vận động, dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác.

“Trẻ ở nhà không có nghĩa là an toàn. Bởi, thực tế, trẻ ở nhà nhưng cha mẹ và người thân vẫn đi làm khắp nơi. Vậy nên việc lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Việc không đến trường lâu dài gây hệ lụy cho các em.

Việc học tập trực tuyến kéo dài chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục và tương lai của các em. Do vậy, đã đến thời điểm chúng ta không thể chần chừ được nữa với việc mở cửa trường học để đón các em trở lại các cơ sở giáo dục”, TS Dương Chí Nam nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Nam, chúng ta không được phép chủ quan, lơ là. Sự chuẩn bị chủ động, kỹ lưỡng từ phía ngành Giáo dục, ngành Y tế các địa phương, nhà trường, thầy cô giáo và phụ huynh sẽ là yếu tố quan trọng giúp trẻ an toàn từ nhà đến trường, cũng như từ trường về nhà.

“Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp xây dựng, ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo hết sức cụ thể cho các địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Đồng thời, ban hành các tiêu chí đánh giá, yêu cầu cụ thể để các trường có thể mở cửa trở lại an toàn”, TS Nam chia sẻ.

Bên cạnh đó, vị Phó Cục trưởng cho biết, hiện tỷ lệ tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên ở Việt Nam rất cao. Nhờ đó, giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, trên 95% học sinh trong độ tuổi 12 - 17 đã được tiêm mũi 1. Số trẻ tiêm đủ 2 mũi là 88,5%.

“Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện có kế hoạch rà soát, lập danh sách trẻ 5 - 11 tuổi và sẽ tiêm phòng cho nhóm trẻ này ngay khi có vắc-xin phù hợp”, TS Nam cho biết.

Cần sự phối hợp chặt chẽ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho trẻ, TS Dương Chí Nam nhấn mạnh, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cơ quan y tế trong việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ. Nếu ở nhà, cha mẹ phát hiện con có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở…, cần báo ngay cho nhà trường, cơ quan y tế.

Nhờ đó, có biện pháp xử lý thích hợp. Trong trường hợp gia đình có F0, cần cho học sinh nghỉ học. Sau đó, thông báo cho nhà trường và y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục phải thường xuyên thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) để tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh, phụ huynh về các biện pháp phòng, chống dịch.

Đồng thời, thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch đã và sẽ tiếp tục được thực hiện tại các trường. Qua đó, giúp học sinh và phụ huynh biết, yên tâm cũng như thực hiện.

“Quan trọng nhất là các địa phương cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhà trường triển khai biện pháp phòng, chống dịch theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo.

Vừa qua, Bộ Y tế đã có Văn bản số 510 ngày 28/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có Văn bản số 283 ngày 24/1, Quyết định ban hành Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học để phổ biến tới các địa phương. Nhờ đó, chỉ đạo đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp”, TS Nam cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.