Phòng, chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng trong trường học

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Trong văn bản này, Sở GD&ĐT yêu cầu nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch bệnh. Tổ chức tốt hoạt động phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Thông qua sinh hoạt dưới cờ, họp hội đồng sư phạm, phát thanh học đường,... tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh để mọi người nhận thức rõ về nguy cơ và biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Làm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ hàng ngày tạo không khí thoáng mát. Khai thông cống rãnh xung quanh trường. Các khu vực nhà vệ sinh phải có vòi nước rửa tay, đủ nước sạch, xà phòng. Tổ chức khử khuẩn lớp học, khử khuẩn đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt và sàn nhà nơi trẻ vui chơi ở các nhà trẻ mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình để phòng ngừa dịch bệnh tay chân miệng lây truyền qua tiếp xúc. Giáo viên đón nhận trẻ và giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện triệu chứng bệnh.

Hướng dẫn học sinh các biện pháp diệt muỗi và loăng quăng tại gia đình bằng các biện pháp đơn giản, như đậy kín nắp lu, thả cá vào các dụng cụ chứa nước sinh hoạt,... vận động cha mẹ học sinh và các gia đình thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn; ăn chín, uống chín, lau nhà thường xuyên bằng xà phòng.

Khi phát hiện các trường hợp học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường có dấu hiệu mắc bệnh phải báo cáo ngay cho các cơ sở y tế địa phương để khám, chữa trị, đồng thời có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời, triệt để…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.