Phòng, chống dịch bệnh trong trường học: Cho trẻ môi trường an toàn

GD&TĐ - Song song với việc nâng cao chất lượng dạy và học, Lai Châu tập trung nguồn lực để xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn cho trẻ.

Trẻ Trường Mầm non Ka Lăng (Mường Tè) được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn.
Trẻ Trường Mầm non Ka Lăng (Mường Tè) được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn.

Bảo đảm nước sạch và vệ sinh

Với mục tiêu bảo đảm vệ sinh, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện cho học sinh, ngành GD-ĐT tỉnh Lai Châu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất. Trong đó, ngành đặc biệt chú trọng xây dựng công trình nhà vệ sinh đạt chuẩn để tạo môi trường an toàn, thân thiện và sạch sẽ. Nhờ đó, góp phần nâng cao trách nhiệm cộng đồng, rèn luyện kỹ năng cho học sinh để hướng đến giáo dục toàn diện.

Với xuất phát điểm kinh tế thấp, tỉnh Lai Châu còn nhiều khó khăn trong việc đưa nước sạch đến các vùng nông thôn. Hầu hết trường học ở khu vực này không có nước sạch. Nhiều công trình vệ sinh bị hư hỏng, xuống cấp. Trước những khó khăn đó, Lai Châu cùng với 21 tỉnh, thành phố khác tham gia chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn.

Thực hiện chương trình, sở GD&ĐT đã xây dựng, cải tạo công trình nước sạch, vệ sinh cho các trường học chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chưa đủ so với nhu cầu học sinh; cung cấp thiết bị lọc bảo đảm chất lượng nước uống cho trường học; tổ chức hội nghị và tập huấn truyền thông vệ sinh trường học cho cán bộ quản lý, giáo viên…

Để hoàn thành mục tiêu của chương trình đạt 25 xã vệ sinh trong năm 2021, sở GD&ĐT đã đầu tư xây dựng mới 16 công trình (2 bể nước và 14 nhà vệ sinh) và cải tạo 17 công trình (1 bể nước và 16 nhà vệ sinh) tại trường học trên địa bàn 8 xã. Đồng thời, chương trình tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được lồng ghép trong hoạt động giáo dục về vệ sinh môi trường đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi vệ sinh cho học sinh.

Trong năm 2022, sở GD&ĐT cũng thực hiện nâng cấp, sửa chữa cụm vệ sinh các điểm trường 5 xã: Bản Hon, Bản Bo, Phúc Khoa, Nậm Cần (huyện Tân Uyên) và xã Mường So (huyện Phong Thổ). Đồng thời, ngành triển khai dự án Xây dựng, cải tạo khu vệ sinh các trường học trên địa bàn huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn, Mường Tè và Sìn Hồ.

Tại huyện Mường Tè, trong năm học 2022 - 2003 có 4 trường (Mầm non Bum Tở, Mầm non Ka Lăng, Mầm non Pa Ủ, Tiểu học Bum Nưa) được đầu tư xây công trình vệ sinh. Ông Tống Thanh Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Tè cho biết: “Các công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ tạo cảnh quan sạch đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh trong trường học. Đồng thời, bảo vệ sức khoẻ của cán bộ, giáo viên, học sinh, góp phần hỗ trợ, hoàn thành chỉ tiêu cơ sở vật chất phục vụ công tác công nhận trường chuẩn quốc gia.

Trường Tiểu học Mường Than (Than Uyên) bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến lớp.

Trường Tiểu học Mường Than (Than Uyên) bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến lớp.

Xây dựng trường học an toàn, thân thiện

Ông Phạm Văn Phôi, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sìn Hồ cho hay: “Trong những năm qua, chúng tôi đã triển khai sâu rộng mô hình trường học “xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện” tới tất cả trường học trên địa bàn. Đây là mô hình góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

“Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đã tiến hành rà soát, đăng ký các đơn vị trường học đạt chuẩn theo giai đoạn. Cùng với đó, phòng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá để tư vấn, chỉ đạo các đơn vị thành lập ban chỉ đạo, bám sát tiêu chí, tiêu chuẩn của trường chuẩn trong quá trình thực hiện”, ông Phôi cho biết thêm.

Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Sìn Hồ đã cụ thể hóa chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là Quyết định số 328/QĐ-SGDĐT của sở quy định tiêu chuẩn, quy trình công nhận trường học đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. Đồng thời, huy động sự chung tay của xã hội để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Huyện Sìn Hồ có 63 trường thuộc quản lý của phòng GD&ĐT, trong đó 28 đơn vị đạt chuẩn, chiếm trên 44%. Theo kế hoạch, kết thúc năm 2025, toàn huyện phấn đấu có 90% số trường học đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường trồng cây xanh, cây cho bóng mát; xây dựng giải pháp xử lý rác thải, khơi thông hệ thống thoát nước, thiết kế hệ thống bảng biểu, pano, áp phích… bảo đảm các tiêu chí của trường học xanh, sạch, đẹp.

Tại Trường phổ thông DTBT Tiểu học Tả Ngảo (Sìn Hồ) từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch tu bổ cảnh quan trường lớp, trồng và chăm sóc vườn hoa bằng việc giao cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện. Nhờ đó, trường luôn an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn.

Theo cô Phó Hiệu trưởng Hoàng Thị Oánh, nhà trường đã tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp. Cùng với đó, trang bị thêm thùng rác, trồng thêm cây xanh, cải tạo bổ sung bồn hoa, cây cảnh, trồng rau trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện việc giữ gìn sạch, đẹp sân trường, lớp học.

Còn cô Bùi Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ka Lăng (Mường Tè) cho biết, trong quá trình dạy học, nhà trường luôn hướng trẻ phải có ý thức và thực hành giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn.

“Tùy lứa tuổi, giáo viên giúp các em hiểu rõ một số yêu cầu về xây dựng và giữ gìn trường học. Đồng thời, giáo viên thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung, kiến thức giáo dục môi trường thông qua chương trình giảng dạy. Ngoài kế hoạch của trường, thầy cô chủ động thực hiện hoạt động, gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn” – thầy Đào Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Than (Than Uyên) chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vi khuẩn có thể chống chọi bằng cách mặc áo giáp và dùng bơm công suất lớn đẩy kháng sinh ra ngoài. Ảnh minh họa

Cơ chế khiến vi khuẩn kháng kháng sinh

GD&TĐ - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố, kháng kháng sinh (AMR) là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt.

Huấn luyện viên Arne Slot và cầu thủ đồng hương Ryan Gravenberch. Ảnh: ITN

Arne Slot và di sản Jurgen Klopp

GD&TĐ - Kế thừa di sản vĩ đại mà Jurgen Klopp đã để lại ở Liverpool dĩ nhiên là một áp lực không hề nhỏ với chiến lược gia còn ít tên tuổi như Arne Slot.

Vữa xây tường lều tang lễ của Quốc vương Ghezo được trộn bằng dầu đỏ, máu người và máu động vật. Ảnh: Ancient-origins.net

'Cung điện máu' Abomey

GD&TĐ - Thời phong kiến, Bénin có tên là Vương quốc Dahomey, được thành lập vào khoảng năm 1600 và phát triển mạnh nhờ vào buôn bán nô lệ.