Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bình Định bị buộc thôi việc

Ông Trương Hải Ân, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội bị buộc thôi việc sau gần một năm không đi làm, có nhiều hành vi bất thường.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định nơi ông Ân từng công tác.
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định nơi ông Ân từng công tác.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa ký quyết định buộc thôi việc ông Trương Hải Ân, 45 tuổi, do vi phạm rất nghiêm trọng trong quá trình công tác, ông Lâm Hải Giang (Giám đốc Sở Nội vụ) cho biết sáng 28/9.

Trước đó, Hội đồng kỷ luật cán bộ công chức tỉnh Bình Định thống nhất đề nghị kỷ luật ông Ân, sau 3 lần triệu để họp kiểm điểm, xét kỷ luật nhưng không đến dự. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng 3 lần triệu tập ông Ân để họp kiểm điểm nhưng bất thành.

Ông Ân gửi đơn xin nghỉ phép từ tháng 11/2018 để chữa bệnh ở TP HCM trong hai tháng. Nhưng khi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xác minh, bệnh viện cho biết ông này chỉ khám bệnh một ngày rồi về chứ không điều trị nội trú.

Hồi đầu năm, ông Ân tiếp tục làm nhiều đơn xin nghỉ phép, nghỉ việc không hưởng lương để trị bệnh. Đến tháng 5, ông này gửi đơn đến UBND tỉnh xin nghỉ việc rồi không đến cơ quan.

Trong thời gian này ông Ân bị tố cáo vay nhiều tỷ đồng để đầu tư đất đai nhưng không trả, khiến nhiều người tìm đến cơ quan và nhà riêng đòi nợ.

Năm 2014 ông Ân được bổ nhiệm làm Phó chánh Văn phòng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định. Đến tháng 10/2017, ông được điều động và bổ nhiệm làm Phó giám đốc.

Hiện, số điện thoại ông Ân thường dùng không thể liên lạc. Lần cuối ông thay đổi ảnh đại diện trên mạng xã hội cách đây 4 tháng, sau khi gửi đơn xin nghỉ việc.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.