Phố đi bộ thành cổ Sơn Tây sẵn sàng đi vào hoạt động, đón khách

GD&TĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Phố đi bộ Thành Cổ Sơn Tây (Thị xã Sơn Tây) sẽ chính thức đi vào hoạt động với nhiều sự kiện văn hóa, vui chơi, nghệ thuật đường phố, kết hợp với các gian hàng ẩm thực xứ Đoài...

Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ chính thức khai trương vào dip lễ 30/4-1/5 tới đây.
Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ chính thức khai trương vào dip lễ 30/4-1/5 tới đây.

Chiều 27/4 tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội), UBND Thị xã Sơn Tây đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về khai mạc năm du lịch Sơn Tây-Xứ Đoài, đặc biệt thông tin về việc khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Ông Nguyễn Huy Khánh phát biểu tại hội nghị.
Ông Nguyễn Huy Khánh phát biểu tại hội nghị.

Theo ông Nguyễn Huy Khánh, Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây, năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa kết hợp với các điểm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vui chơi trên địa bàn và các vùng lân cận.

Những quần thể văn hóa tiêu biểu, như Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mia, Làng cổ ở Đường Lâm, Văn Miếu Sơn Tây..., cùng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghi dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến thăm quan, nghỉ dưỡng của đông đảo du khách.

Toàn cảnh hội nghị thông tin báo chí về khai thác du lịch Sơn Tây- Xứ Đoài, khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Toàn cảnh hội nghị thông tin báo chí về khai thác du lịch Sơn Tây- Xứ Đoài, khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Đặc biệt là hoạt động của tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đây là một trong 4 tuyến phố đi bộ của TP Hà Nội. Tuyến phố đi bộ đưa vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, kết hợp với các tuyến phố nội thị, các công trình văn hóa khu vực trung tâm nhằm tạo ra một không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, vui tươi, ấn tượng, mới lạ, sống động, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, mua sắm, khám phá ẩm thực của Nhân dân địa phương và du khách tham quan vào mỗi dịp cuối tuần. Từ đó, thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thị xã.

Cũng theo ông Nguyễn Huy Khánh, tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây có tổng chiều dài 820m, diện tích sử dụng 34.550m2; kéo dài từ cổng cũ trụ sở UBND Thị xã (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung - Nguyễn Thái Học).

Thời gian hoạt động phố đi bộ từ 19 giờ tối thứ Bảy đến 12 giờ Chủ nhật hàng tuần.

Các hoạt động chính diễn ra trên Tuyến phố đi bộ gồm hoạt động thể thao đường phố, nghệ thuật đường phố, ẩm thực đường phố...

Phố đi bộ thành cổ Sơn Tây sẵn sàng đi vào hoạt động, đón khách ảnh 3
Đại biểu trả lời những câu hỏi trực tiếp của báo chí.
Đại biểu trả lời những câu hỏi trực tiếp của báo chí.

Hiện nay, thị xã Sơn Tây đã cho chỉnh trang lại đường, vỉa hè, cải tạo cảnh quan phố đi bộ, sơn kẻ vạch đường các tuyến phố; lắp đặt biển thông tin, biển chỉ dẫn quanh hào Thành cổ; cổng chào, đèn trang trí cùng băng rôn biểu ngữ đã hoàn thiện. Trung tâm Văn hóa thị xã Sơn Tây cũng lên kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại phố đi bộ.

Ông Trần Đình Chiến, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, công việc chuẩn bị đã hoàn thiện và sẵn sàng đi vào hoạt động phục vụ du khách vào đúng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới.

Ban tổ chức dự kiến, có khoảng 50-70 quầy hàng được phép kinh doanh trong khu vực tuyến phố đi bộ. Sau đó, Thị xã sẽ thành lập Ban Quản lý nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, và phòng y tế sẽ hướng dẫn, kiểm tra để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phố đi bộ thành cổ Sơn Tây sẵn sàng đi vào hoạt động, đón khách ảnh 5
Thời gian hoạt động phố đi bộ từ 19 giờ tối thứ Bảy đến 12 giờ Chủ nhật hàng tuần.

Thời gian hoạt động phố đi bộ từ 19 giờ tối thứ Bảy đến 12 giờ Chủ nhật hàng tuần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...