Thể loại phim cổ trang vốn là thế mạnh của các nhà làm phim Trung Quốc. Với dàn diễn viên đẹp miễn chê cùng trang phục lộng lẫy, xa hoa, phim cổ trang đã trở thành "món ăn tinh thần" không thể thiếu đối với các mọt phim Hoa Ngữ.
Cũng chính vì yêu thích phim cổ trang là vậy nên có nhiều khán giả khi theo dõi thể loại phim này thường có một thắc mắc, đó là những bộ trang phục cầu kỳ kia sẽ đi đâu về đâu sau khi phim quay xong?
Các nhà làm phim Trung Quốc thường chi rất mạnh tay cho phần phục trang, vậy những bộ trang phục đó sẽ đi đâu, về đâu sau khi phim quay xong?
1. Trang phục phim này được... dùng lại ở phim khác
Một cách tiết kiệm chi phí may phục trang được các NSX Trung Quốc áp dụng thường xuyên, đó là sử dụng lại các bộ trang phục trước đó.
Không chỉ tiết kiệm tiền, mà cách làm này còn được đánh giá cao là bảo vệ môi trường, khi số lượng trang phục của mỗi dự án cổ trang lên tới hàng nghìn bộ trang phục.
Điển hình là đài TVB từng rất nổi tiếng trong việc... xài đi xài lại các bộ trang phục giống nhau trong các dự án phim do nhà đài sản xuất.
Có những bộ trang phục được sản xuất cách đây cả chục năm nhưng vẫn được nhà đài bảo quản tốt và "trưng dụng" ở các tác phẩm sau này.
Chiếc áo do Quan Vịnh Hà "diện" năm 1997, 7 năm sau lại xuất hiện trong "bom tấn cung đấu" Thâm Cung Nội Chiến năm 2004.
Chiếc áo cổ lông thú Xa Thi Mạn trong Thâm Cung Nội Chiến (2004) "đụng hàng" với Phùng Hiểu Văn trong Không Thể Khuất Phục (2002).
Bộ phim Hoàn Châu Cách Cách thì lại "lộ liễu" hơn khi cả ba nhân vật chính Kim Tỏa, Tiểu Yến Tử, Hạ Tử Vi cùng mặc một chiếc áo giống nhau.
2. Được bán đấu giá từ thiện
Bên cạnh những bộ trang phục được sử dụng nhiều lần thì ở những dự án chế tác "khủng", trang phục được may đo với số đo riêng của diễn viên, thì có một cách khác cũng "làm ra tiền" chẳng kém đó là đem những bộ trang phục đó bán đấu giá, hoặc trưng bày triển lãm.
Chẳng hạn như bộ trang phục của Lý Dịch Phong trong Cổ Kiếm Kỳ Đàm được bán với giá hơn 10 nghìn NDT (gần 36 triệu VNĐ). Các phụ kiện như trâm cài tóc, khuyên tai của "Bạch Thiển" Dương Mịch trong Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa cũng được fan hâm mộ mua lại, con số lên tới 8000 NDT (gần 30 triệu VNĐ).
Trang phục của Dương Mịch trong "Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa" cũng được fan hâm mộ mua lại, con số lên tới 8000 NDT (gần 30 triệu VNĐ).
3. Được diễn viên... mua lại, cất riêng làm kỷ niệm
Chẳng hạn như nữ diễn viên Châu Tấn sau khi tham gia Hậu Cung Như Ý Truyện, nữ diễn viên cũng đã "giữ làm của riêng" tới... 90% trang phục của nàng Ô Lạt Na Lạp Như Ý.
Nam diễn viên Triệu Hựu Đình của Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa cũng... giữ lại một vài bộ trang phục của Dạ Hoa sau khi bộ phim đóng máy.
Hay như nam diễn viên Bao Bối Nhĩ cũng giữ lại phục trang của mình trong phim Mật Thám Hoan Hỷ để sử dụng trong đám cưới của mình ngoài đời.
Châu Tấn vì quá yêu thích nhân vật Ô Lạt Na Lạp Như Ý nên nữ diễn viên đã "tàng trữ" tới 90% trang phục của nhân vật này.
Nam diễn viên Bao Bối Nhĩ "xài lại" trang phục trong phim Mật Thám Hoan Hỷ cho đám cưới ngoài đời thật.
4. Phim hiện đại: Trang phục sẽ được trả lại cho nhãn hàng tài trợ
Nếu như việc xử lý trang phục ở phim cổ trang gặp rất nhiều khó khăn thì với phim hiện đại lại dễ thở hơn rất nhiều. Với những trang phục được tài trợ, sau khi sử dụng xong, những bộ quần áo này sẽ được trả lại cho những nhãn hàng tài trợ.
Đối với một số ekip sản xuất không có đủ kinh phí thuê trang phục, dàn diễn viên của phim còn phải sử dụng trang phục do chính mình chuẩn bị. Chẳng hạn như trong phim Trấn Hồn, "thầy Thẩm" Chu Nhất Long cũng tự mình chuẩn bị trang phục cho nhân vật.
Bình luận