Phiên xét xử vụ 8 người chết do chạy thận: Xuất hiện nhiều tình tiết mới

GD&TĐ - Ngày thứ 2 xét xử vụ 8 người chết do chạy thận đã bắt đầu có những tình tiết mới như sau khi sự cố chết người xảy ra mới lập biên bản bàn giao thiết bị; có sự xuất hiện của ông Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (được triệu tập với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan).

Phiên xét xử vụ 8 người chết do chạy thận: Xuất hiện nhiều tình tiết mới

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình được triệu tập

Tại phiên tòa sáng 16/5, ông Khiếu cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc (29/5/2017), ông là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực. Khoa này có hai đơn nguyên là Thận nhân tạo và Hồi sức cấp cứu.

Theo đó, ông Khiếu đã phân công bác sĩ Hoàng Công Lương phụ trách đơn nguyên Thận nhân tạo. Tuy nhiên, việc phân công này chỉ bằng miệng chứ không hề có văn bản nào. 

Bác sĩ Lương được giao phụ trách, ngoài chăm sóc người bệnh còn là quản lý chung của đơn nguyên Thận nhân tạo.

Ông Khiếu cho hay, về quy trình bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị y tế cụ thể là máy lọc nước RO, khi xảy ra sự cố đối với các thiết bị thì điều dưỡng phụ trách hoặc phụ trách đơn nguyên báo cáo lãnh đạo Khoa, sau đó báo lên Phòng Vật tư, trang thiết bị.

Cụ thể, trước khi xảy ra sự việc ngày 29/5 khoảng 1 tháng, ông Khiếu nhận được đề nghị sửa chữa máy lọc nước RO số 2. Do nước ra yếu nên điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hằng đã đề xuất sửa chữa, sau đó Khoa Thận nhân tạo báo Phòng vật tư để có biên bản đề xuất sửa chữa.

Cũng theo ông Khiếu trình bày, ông là người duyệt đề nghị sửa chữa, nhưng chi tiết sửa chữa những gì thì không được ghi cụ thể. Quá trình sửa chữa đến khi nhận lại hệ thống thì bản thân ông không nhận được báo cáo từ điều dưỡng Hằng.

Sau khi 8 người chết mới lập biên bản bàn giao

Trong phần thẩm vấn bị cáo Bùi Mạnh Quốc (nguyên Giám đốc công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh), HĐXX đặt câu hỏi: Tại bút lục số 1522 về  Biên bản bàn giao thiết bị sửa chữa lập vào hồi 18h35 phút ngày 28/5/2017, có phải chữ ký của bị cáo tại phần của người đại diện cho Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn không?

Bị cáo Quốc khẳng định: Ngày 28/5, bị cáo này không ký bất cứ một biên bản nào cả và không biết biên bản bàn giao thiết bị là do ai lập.

Cùng câu hỏi tương tự, HĐXX dành cho bị cáo Trần Văn Sơn (nguyên cán bộ phòng Vật tư, trang thiết bị y tế), bị cáo Sơn lại khẳng định đúng chữ kí của bị cáo, hai biên bản do bị cáo lập, được lập sau, và có chữ ký của bị cáo Quốc.

Tòa hỏi, mục đích của việc gian dối này là gì? Sơn giải thích, là vì theo quy định trước và sau khi sửa chữa đều phải có biên bản, giữa hai bên là đơn vị sửa chữa và đại diện bệnh viện.

Sơn cũng khẳng định, chữ ký đúng là của bị cáo Bùi Mạnh Quốc, chứ không có ai ký thay, nhưng là ký sau ngày 28/5/2017, sau khi sự cố xảy ra mới lập biên bản này, để hoàn thành thủ tục. Sau đó sẽ báo cáo với Khoa Thận nhân tạo.

Bị cáo Sơn khẳng định, việc lập 2 biên bản sau khi xảy ra sự cố để hợp thức hoá thủ tục, không do ai chỉ đạo cả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.