Phẫu thuật thành công cứu sống cụ bà bị rắn độc cắn nát chân

GD&TĐ - Chiều 6/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, tại cơ sở 2 của bệnh viện này vừa phẫu thuật tạo hình khuyết hổng cổ chân phải bằng vạt tự do vi phẫu đùi trước ngoài để cứu sống một bệnh nhân bị rắn cắn

Bàn chân đã được phẫu thuật lành sau ca phẫu thuật bị rắn cắn nhiễm độc.
Bàn chân đã được phẫu thuật lành sau ca phẫu thuật bị rắn cắn nhiễm độc.

Bệnh nhân (BN) tên Trần Thị Y, nhập viện (64 tuổi trú tại Thị xã Hương Trà) bị rắn độc (nghi rắn hổ mang) cắn vào cổ chân phải nhập viện vào cơ sở 2 Bệnh viện T.Ư Huế (xã Phong An, H. Phong Điền) trong tình trạng sốc do nhiễm độc nặng.

Bệnh nhân được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực với phác đồ điều trị sốc phản vệ do nọc độc.

Sau khi vượt qua được cơn sốc nguy hiểm đến tính mạng, bệnh nhân được nhận về khoa Chấn thương chỉnh hình với tình trạng mặt trong cổ chân trái nhiễm trùng, nhiễm độc, khuyết hổng lộ gân, xương, mạch máu. Bệnh nhân được chỉ định cắt lọc tổ chức hoại tử nhiều lần kèm hút áp lực âm bằng hệ thống VAC. 

Bàn chân phải của bệnh nhân bị rắn cắn trước nhiễm độc nặng lúc đưa vào nhập viên
Bàn chân phải của bệnh nhân bị rắn cắn trước nhiễm độc nặng lúc đưa vào nhập viên 
Theo Ths.BS Hồ Mẫn Trường Phú - Trưởng khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình-phẫu thuật bàn tay, bệnh nhân nhập viện ngày 15/10, sau 50 ngày điều trị, trải qua nhiều lộ trình điều trị, ca phẫu thuật được tiến hành thuận lợi và cho kết quả tốt trong điều trị tổn thưởng khuyết hổng phần mềm, nhiễm trùng trong chấn thương chình hình và tạo hình.
Áp dụng phẫu thuật vi phẫu cứu chữa bệnh nhân tại cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế

Áp dụng phẫu thuật vi phẫu cứu chữa bệnh nhân tại cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế

GS. TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Thời gian qua bệnh viện đã triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật mới và cao cấp. Để thực hiện được những kỹ thuật này, ngoài trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện, thì sự quan tâm của Bộ Y tế trong việc đầu tư, trang bị các thiết bị y tế hiện đại cho bệnh viện đóng vai trò rất quan trọng, trong những năm gần đây.

Đặc biệt là năm 2017-2018, Bộ Y tế đã đầu tư, cấp kinh phí để mua sắm các trang thiết bị y tế hiện đại nhằm phát triển các kỹ thuật mới phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân với giá trị lên đến gần 200 tỷ đồng, như: Các giàn mổ nội soi 3D, 4K, các máy soi tiêu hoá, phế quản hiện đại nhất, máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền DSA phục vụ cho can thiệp tim mạch và mạch não, hệ thống kính hiển vi phẫu thuật Karl Zeiss, các máy siêu âm tầm soát hiện đại, máy tuần hoàn ngoài cơ thể thế hệ mới nhất,...

Riêng đối với bệnh nhân Trần Thị Y, hiện tại sức khỏe đã ổn định, vạt hồng ấm, tưới máu tốt. Vết mổ khô ráo, không chảy dịch. bệnh nhân đang được chuẩn bị cho ra viện.

Trước đó tại cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành phẫu thuật vi phẫu nối lại nối lại bàn tay bị đứt lìa cho bệnh nhân.

Phẫu thuật vi phẩu là kỹ thuật phức tạp đòi hỏi hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y, bác sĩ giàu chuyên môn. Việc Cơ sở 2, Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện được góp phần giảm tải tuyến trên và mọi chi phí điều trị, đi lại của bệnh nhân. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.