Phẫu thuật thành công ca bệnh ung thư vú cả hai bên

GD&TĐ - Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa tiến hành phẫu thuật thành công cho một người phụ nữ bị căn bệnh hiếm gặp là ung thư vú cả hai bên.

Các y bác sĩ trong kíp mổ tập trung cao độ để ca phẫu thuật được diễn ra thành công. Ảnh: BVCC.
Các y bác sĩ trong kíp mổ tập trung cao độ để ca phẫu thuật được diễn ra thành công. Ảnh: BVCC.

Ngày 6/2, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương thực hiện thành công ca phẫu thuật hiếm gặp trong điều trị ung thư phụ khoa.

Bệnh nhân mắc ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên - một dạng bệnh lý vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng số các ca ung thư vú. Nhờ sự can thiệp kịp thời và trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ, ca phẫu thuật đã diễn ra suôn sẻ, mở ra cơ hội sống cho người bệnh.

Bệnh nhân là bà Y. (68 tuổi, sống tại Hà Nội) ban đầu tình cờ thấy một vết máu hồng nhỏ trên áo lót nhưng không cảm thấy đau hay khó chịu nên chủ quan bỏ qua. Một tháng sau, dấu hiệu này tái diễn kèm theo dịch bất thường trên đầu ngực. Khi đến bệnh viện kiểm tra, kết quả chẩn đoán cho thấy bà mắc ung thư vú hai bên cùng một lúc.

Sau khi được các bác sĩ tư vấn, nữ bệnh nhân quyết định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú hai bên và nạo vét hạch nách để loại trừ nguy cơ tái phát. Dù lo lắng, bà Y. vẫn đặt niềm tin vào đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vì đây là bệnh viện đầu ngành, các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và tận tâm.

y2.jpg
Đây là ca bệnh hiếm gặp nhưng vẫn được phẫu thuật thành công. Ảnh: BVCC.

Với độ tuổi cao và bệnh nền tiểu đường, cao huyết áp, quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân Y. đòi hỏi ê-kíp phẫu thuật phải tính toán kỹ lưỡng, gặp khó khăn hơn so với các ca bệnh thông thường từ gây mê, cắt bỏ khối u đến hồi sức hậu phẫu. Ca mổ kéo dài nhiều giờ, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, mở ra cơ hội sống cho người bệnh.

Là chuyên gia lâu năm trong khám và điều trị ung thư, TS.BS Nguyễn Văn Thắng, Trưởng khoa Phụ Ung thư - Bệnh viện Phụ Sản Trung ương nhấn mạnh, ung thư vú cả hai bên là một thể bệnh hiếm nhưng hoàn toàn có thể phát hiện sớm qua tầm soát.

Phụ nữ trên 40 tuổi nên đi khám định kỳ 2 năm/lần, còn những người có yếu tố nguy cơ cao (gia đình có tiền sử ung thư vú, đột biến gen) cần được tầm soát hàng năm. Chi phí tầm soát thấp nhưng mang lại giá trị rất lớn vì giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tăng khả năng điều trị thành công và giảm chi phí điều trị.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ giàu kinh nghiệm và sự quyết tâm của người bệnh, ca phẫu thuật ung thư vú hai bên hiếm gặp này đã ghi dấu mốc quan trọng trong điều trị bệnh ung thư vú tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Đây không chỉ là một thành công về mặt y khoa, mà còn là niềm hy vọng cho những bệnh nhân khác trên hành trình chiến đấu với căn bệnh này.

Với đội ngũ y bác sĩ tận tâm tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, hạnh phúc của họ chính là giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật, có cuộc sống tốt đẹp, khỏe mạnh hơn. Đây không chỉ là một nhiệm vụ y khoa mà còn là sứ mệnh thiêng liêng và là đặc ân của những người làm ngành Y.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đức Đệ Tam Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ và nụ cười hoan hỉ. Ảnh tư liệu.

DANH TĂNG ĐẤT VIỆT: Giai thoại 'Cỗ Tết nhà chùa' của Pháp chủ Thiền gia

GD&TĐ - Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, trong quá trình tham gia loạt bài Danh tăng đất Việt, tôi đến chùa Đại Từ Ân, được Thượng toạ Thích Tiến Đạt - Phó Viện trưởng Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội kể về những năm tháng theo học Hoà thượng Thích Phổ Tuệ, với những hồi ức rất sâu sắc và xúc động.

Vận tải cơ C-17 tại căn cứ Fort Bliss chuẩn bị đưa người nhập cư bất hợp pháp đến Guantanamo.

Liệu Guantanamo có bao giờ đóng cửa?

GD&TĐ - Mỹ bắt đầu sử dụng căn cứ hải quân Vịnh Guantanamo để giam giữ những người nhập cư "tệ nhất trong những kẻ tệ nhất" vi phạm luật pháp Mỹ.

Minh họa/INT

Thách thức của WHO

GD&TĐ - Ngày 6/2, thêm một quốc gia quan trọng tại châu Mỹ là Argentina theo chân Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).