Phẫu thuật chuyển giới: Hành trình đau đớn tìm lại bản thân

GD&TĐ - Dù Luật chuyển đổi giới tính đã được thông qua và đi vào đời sống mấy năm nay song những vướng mắc về định kiến xã hội khiến người chuyển giới tại Việt Nam vẫn gặp không ít rào cản. Bên cạnh đó, không phải ai cũng thấu hiểu, để tìm lại chính mình, những người chuyển giới đã phải chấp nhận vô vàn đau đớn và rủi ro, thậm chí đánh đổi bằng cả mạng sống.

Người phẫu thuật chuyển giới phải đối mặt với nguy cơ tổn hại nặng nề về sức khỏe, khả năng tài chính và cả định kiến xã hội. (Ảnh minh họa).
Người phẫu thuật chuyển giới phải đối mặt với nguy cơ tổn hại nặng nề về sức khỏe, khả năng tài chính và cả định kiến xã hội. (Ảnh minh họa).

Bên cạnh áp lực và sức nặng về chi phí thì việc phẫu thuật giới tính cũng được xem là “con dao 2 lưỡi” đối với sức khỏe của người chuyển giới.

Cuộc chạy đua tìm lại giới tính thật thông thường phải trải qua từ 25-30 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, việc cắt bỏ vĩnh viễn những bộ phận cơ thể như: Buồng trứng, tử cung, ngực, may đóng lỗ tử cung, kéo dài niệu đạo… đối với chuyển từ nữ sang nam hay thêm các bộ phận như ngực, bộ phận sinh dục nữ… khi từ nam sang nữ.

Các cuộc phẫu thuật nhằm đảm bảo 2 yếu tố: Hình thể và chức năng. Tuy nhiên, chức năng sinh sản của họ đã bị phá hủy hoàn toàn. Người chuyển giới vĩnh viễn mất cơ hội tự sinh con, được làm cha, làm mẹ.

Không chỉ thế, khi chấp nhận chuyển giới có nghĩa là bạn phải đánh đổi mạng sống, tuổi thọ của mình.

Tuổi đời của những người chuyển giới thường rất ngắn. Bởi sau chuyển giới, họ phải duy trì sử dụng hormone cả đời và chính điều đó làm đảo lộn đồng hồ sinh học, làm giảm tuổi thọ. Theo con số nghiên cứu cho thấy, người chuyển giới sẽ bị giảm 20 năm tuổi thọ so với người bình thường.

Những ảnh hưởng đến sức khỏe là điều dễ nhận thấy nhất sau cuộc đại phẫu chuyển đổi giới tính.

Hoa hậu chuyển giới Hương Giang từng tâm sự, sau phẫu thuật, cô đã phải uống hàng trăm loại thuốc bổ, vitamin và thuốc điều tiết nội tiết. Trí nhớ cũng bị ảnh hưởng do những cuộc phẫu thuật kéo dài, có thể cười nói đó nhưng vài phút sau đã quên luôn.

Sau phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ, mỗi tháng người chuyển giới đều phải tiêm nội tiết tố sinh dục đều đặn 4 lần/tháng suốt cuộc đời.

Mặc dù biết rõ chất nội tiết là con dao hai lưỡi vì nó gây cao huyết áp, một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch và điều đặc biệt nguy hiểm là nó có thể tạo ra cục huyết khối trong máu, dẫn đến tử vong do nhồi máu phổi nếu huyết khối đi vào phổi, nhồi máu não nếu đi lên não, nhồi máu mạc treo nếu đi vào ruột nhưng nếu không tiêm thì không duy trì được các nét đặc trưng của giới tính đã mất bao công sức để tìm lại.

Bởi những rủi ro và hiểm nguy rình rập, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Ngoại trừ những người "nửa nam nửa nữ", cần phải mổ định giới để có thể trở về đúng với giới tính thật của mình, hoặc những người bề ngoài là nam, nhưng lại có đủ mọi thứ "phụ tùng" của phụ nữ hoặc ngược lại thì mới cần phải phẫu thuật chuyển giới. Còn với những ai từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài là nam, hoặc là nữ thì nên ngừng ý định mổ chuyển giới. Bởi lẽ khi ký vào giấy cam kết phẫu thuật, có nghĩa là bạn đang ký vào bản án tử hình cho chính bản thân mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.