Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố cảng

GD&TĐ - Là một tỉnh có vị trí kinh tế trọng điểm ở phía Bắc, vì vậy, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được lãnh đạo thành phố đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. 

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố cảng

Năm 2017, Hải Phòng đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 53.000 lượt lao động. Tỷ lệ lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội 29,44%; tỷ lệ lao động tham giabảo hiểm thất nghiệp là 26,07%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 78%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55,5%… 

Chuyển biến tích cực

Ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng-  cho biết: Năm 2016, toàn thành phố giải quyết việc làm cho 54.000 lao động, tăng 3,85% so với chỉ tiêu kế hoạch; tỉ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tăng; tiền lương bình quân chung trong các doanh nghiệp gần 5,3 triệu đồng.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề cơ bản duy trì được hoạt động với 58 cơ sở dạy nghề. Năm 2016 đã tuyển sinh được 48.500 học sinh sinh viên.

Mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, bước đầu chương trình và phương pháp đào tạo gần với thực tế hơn.

Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục tăng nhanh. Mạng lưới cơ sở dạy nghề cơ bản duy trì được hoạt động với 58 cơ sở dạy nghề. Công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động được đẩy mạnh.

Thành phố đã tập trung nhiều nguồn lực chăm lo đời sống người có công; quan tâm hỗ trợ đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội; bảo vệ quyền trẻ em; duy trì tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội...

Tuy nhiên, hiện tại hoạt động dạy nghề của Hải Phòng vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác tuyển sinh, chất lượng dạy nghề còn kém, kết nối giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề chưa chặt chẽ...

Nguyên nhân được chỉ ra là do nhận thức của người học và công tác phân luồng chưa được chú trọng; Nhu cầu sử dụng lao động chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông; Bản thân các cơ sở dạy nghề về năng lực còn hạn chế; Nguồn lực đầu tư cho cơ sở dạy nghề còn thấp...

Đặc biệt quan tâm đến đào tạo nhân lực

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho biết năm 2016, Hải Phòng dù đã có sự bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hạ tầng giao thông quá tải ảnh hưởng phần nào đến đời sống nhân dân, công tác chỉnh trang đô thị còn chậm...

Năm 2017, thành phố sẽ tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực LĐ-TB&XH, bảo đảm tốt việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh thời cơ và thuận lợi mới, nhiều vấn đề quan trọng cũng đang đặt ra cho Hải Phòng, trong đó đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển thành phố là một mục tiêu hàng đầu.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Hải Phòng có vị trí kinh tế trọng điểm ở phía Bắc mà Bộ Chính trị đã có Nghị quyết xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Vì vậy, trong lĩnh vực đào tạo, để phát triển bền vững, Hải Phòng cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Đẩy mạnh việc phân luồng học sinh ngay từ khi học phổ thông cơ sở; Tập trung rà soát quy hoạch lại toàn bộ cơ sở mạng lưới dạy nghề, đặc biệt quan tâm đến các trường công lập, sắp xếp lại nhằm nâng cao chất lượng hoạt động; Mạnh dạn giao cho các trường tự chủ một phần và tự chủ toàn phần; Hạn chế lập ra các trường công lập mới; Tập trung kết nối với doanh nghiệp, doanh nghiệp cùng đồng hành với các trường trong quá trình đào tạo; Chuẩn hóa đào tạo theo 3 mức tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế; Quan tâm đến đảm bảo an toàn lao động, quản lý lao động người nước ngoài, triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.